- Theo Trí Thức Trẻ | 08/09/2020 09:30 PM
Trong một buổi chia sẻ, cố nhà văn Kim Dung từng nhận xét về nhân vật Trương Tam Phong như sau: "Võ công của Trương Tam Phong nghìn năm trước không ai sánh bằng, nghìn năm sau cũng chẳng ai vượt qua nổi". Không khó để nhận ra, ông đã dành nhiều tâm huyết như thế nào để đúc kết ra hình tượng một tượng đài võ si đích thực để truyền tải triết lý võ học của mình.
"Trương Tam Phong tinh thông võ công thiên hạ, luyện được cả nhu cương, âm dương, sáng tạo ra môn võ thái cực quyền và thái cực kiếm lấy nhu chế cương, hiểu đạo lý trời đất." - Kim Dung nhận xét.
Trương Tam Phong được Kim Dung nhận xét rằng: "Võ công trước sau không ai sánh bằng"
Loại "võ công" kỳ ảo bậc nhất giang hồ
Khoan hãy bàn đến việc liệu Trương Tam Phong có thật sự là "mạnh nhất", cùng đi sâu hơn vào ý nghĩa của cụm từ "võ công không ai sánh bằng" mà vị tác giả để lại. Trên thực tế, dù rất ưu ái Trương Tam Phong nhưng Kim Dung chưa từng bật mí, nhận xét bất cứ điều gì về khái niệm "mạnh nhất" trong các tác phẩm của mình.Thay vào đó, với nhân vật Trương Tam Phong, ông chỉ dùng 2 chữ "võ công".
Yếu quyết "lấy tĩnh chế động, lấy nhu thắng cương" của Trương Tam Phong quả thật rất kỳ ảo, thâm sâu
Đây là một cách nói rất khéo léo của vị cố nhà văn bởi trên thực tế, trong giang hồ, võ lâm mà chúng ta từng biết, những nhất đại cao thủ qua chiêu với nhau không bởi phân thắng bại, họ chỉ muốn cùng tỉ thí, giao lưu võ học. Nếu như Độc Cô Cầu Bại với bộ Độc Cô Cửu Kiếm quả thật vô địch thiên hạ, suốt một đời không có đối thủ, ngửa mặt lên trời thấy mình vô đối. Tuy nhiên, vị cao thủ này vẫn có chút gì đó lấy võ học để ganh đua, để phân ra đệ nhất và tiềm ẩn "sát khí" lúc giao tranh.
Trong kiếm của Độc Cô Cầu Bại vẫn ẩn chứa "sát khí"
Vô Danh Thần Tăng cũng vậy, ông có thể đỡ được chưởng lực toàn phần của Kiều Phong mà chẳng hề mảy may xây xước, khiến các nhân vật mạnh nhất nhì Thiên Long Bát Bộ phải cúi đầu nể phục. Tuy nhiên, đó lại là võ học của Thiếu Lâm Tự mà ông đã dành 40 năm cuộc đời để mài dũa nhưng chẳng thể sáng tạo ra loại võ công cho riêng mình.
Vô Danh Thần Tăng dù võ công cao cường nhưng lại ẩn mình chốn Thiếu Lâm
Và đây chính là nơi mà 2 chữ "võ công" của Trương Tam Phong được đánh giá cao hơn hẳn. Xét về thực chiến, có thể ông không sánh bằng Độc Cô Cầu Bại hay Vô Danh Thần Tăng nhưng xét về mức độ am hiểu, sự nghiên cứu chuyên sâu và những sáng tạo có dấu ấn riêng, Trương Tam Phong đã đạt tới cảnh giới thượng thừa. Ông không coi võ học là thứ để ganh đua, để so tài mà ngược lại, tự hướng con đường theo hình dáng của người luyện võ, si võ và sáng lập ra môn hộ cho riêng mình.
Chỉ có Trương Tam Phong vì si võ mà tự sáng tạo ra bộ võ công của riêng mình
Là tướng hỗ trợ chứ không phải tướng công?
Trong game "đặt hàng" Giang Hồ Sinh Tử Lệnh, Trương Tam Phong tái xuất với vị trí của 1 vị tướng hỗ trợ, điều đã khiến nhiều người chơi tranh cãi. Có không ít ý kiến cho rằng, với tu vi võ học thâm sâu, Trương Tam Phong không công thì thôi, nếu công chắc chắn triền miên, bất tận như bão lũ, những đại cao thủ khác cũng thật khó để chống đỡ. Thậm chí, với danh hiệu là tổ sư phái Võ Đang, hẳn nhân vật này sẽ được ưu ái tới mức sở hữu phẩm chất cũng như bộ kỹ năng mạnh nhất game cũng không chừng.
Trương Tam Phong trong Giang Hồ Sinh Tử Lệnh được xếp vào hàng tướng hỗ trợ
Tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ của một phần nhỏ những người chơi chưa nắm bắt được ý đồ từ nhà văn Kim Dung. Bởi trên thực tế, trong suốt Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Trương Tam Phong chưa từng trực tiếp đòi "so tài", "cạnh tranh" với bất kỳ ai. Người không phạm ta, ta không phạm người. Vị tổ sư này có lối sống rất hướng thiện, lấy võ làm đức, cứu giúp người gặp nguy mà chẳng đòi hỏi công lao gì. Thông qua nhân vật Trương Tam Phong, nhà văn Kim Dung như muốn truyền đạt lại một câu nói quen thuộc rằng, võ công càng cao, trách nhiệm càng lớn, phải tự lấy đó làm gương để truyền dạy cho lớp hậu bối sau này.
Dù vậy, vị tướng này vẫn sở hữu bộ kỹ năng thật sự "đáng gờm"
Nói không ngoa thì mặc dù trái ngược với dự đoán của nhiều người chơi, Giang Hồ Sinh Tử Lệnh vẫn khai thác đúng ý đồ từ cố nhà văn Kim Dung. Trương Tam Phong không nên là một vị tướng công vì hình ảnh vị tướng này lao lên triệt hạ kẻ địch dường như sẽ làm mất đi phong thái của bậc đại võ giả bậc nhất trong Thập Tứ Thiên Thư. Thay vào đó, hình ảnh một Trương Tam Phong là bức tường vững chắc đem đến sự tin cậy cho đồng đội phía đằng sau lại phù hợp hơn với nhiều mô tả mà tác giả để lại.
Tạo hình Trương Tam Phong được lấy cảm hứng từ diễn viên Vu Thừa Huệ
Vậy Trương Tam Phong trong Giang Hồ Sinh Tử Lệnh liệu có còn mạnh?
Khác với phiên bản gốc, vì là game "đặt hàng" riêng cho thị trường Việt Nam, Giang Hồ Sinh Tử Lệnh đã có rất nhiều thay đổi "đáng tiền". Một trong số đó chính là việc đem các cao thủ phẩm chất cao nhất (đỏ) xuất hiện luôn trong phiên bản đầu tiên. Trương Tam Phong là vị tướng Truyền Thuyết với bộ kỹ năng có thể nói là "trong mơ". Ông có thể miễn được mọi trạng thái xấu, hóa giải trạng thái xấu cho đồng đội đồng thời tăng HP. Đặc biệt, khi bị tấn công, Trương Tam Phong có xác suất phản debuff ngược lại đối thủ, một khả năng tương đối hiếm gặp trong Giang Hồ Sinh Tử Lệnh.
Giang Hồ Sinh Tử Lệnh là tựa game thẻ tướng Kim Dung được "đặt hàng" riêng cho thị trường Việt, sở hữu nhiều điểm khác biệt đáng chú ý so với bản gốc
Theo một số người chơi đã từng có cơ hội trải nghiệm bản gốc, Trương Tam Phong là vị tướng có thể phối hợp và sản sinh ra vô số meta chiến thuật khác nhau. Đây là sự đáng sợ mà chỉ riêng vị cao thủ này có được, càng giúp người chơi sáng tạo được nhiều lối build đội hình "độc, dị" nhất.
Chính vì thế, dù không là một tướng công đúng nghĩa như game thủ mong chờ nhưng Trương Tam Phong trong Giang Hồ Sinh Tử Lệnh vẫn rất mạnh và thậm chí còn hứa hẹn sẽ được "săn đón" vô cùng.
Bạn đọc có thể tìm hiểu về Giang Hồ Sinh Tử Lệnh - gMO thẻ tướng Kim Dung "đặt hàng" riêng cho thị trường Việt Nam tại: https://www.facebook.com/ghsinhtulenh/