- Theo Trí Thức Trẻ | 07/09/2020 10:30 PM
Nếu như nói rằng Quan Vũ của La Quán Trung và Quan Vũ thật trong lịch sử là 2 người hoàn toàn khác nhau thì có vẻ hơi quá. Trên thực tế, chiến tích mà vị tướng này để lại vẫn khiến người đời sau thán phục, kính nể mãi không thôi. Tuy nhiên, Tam Quốc Diễn Nghĩa là 1 tác phẩm mà ở đó, rất nhiều chi tiết về Quan Vũ đã được hư cấu, sửa đổi, phần nào khiến độc giả có cái nhìn không chính xác về vị "võ thánh" này.
Ngày nay, vẫn còn rất nhiều độc giả lầm tưởng về những chiến tích của Quan Vũ
Những tình tiết hư cấu phổ biến nhất
Thanh Long Đao và ngựa Xích Thố vốn là 2 thứ có thật và được ghi nhận trong sách sử, tuy nhiên, việc chúng thuộc quyền sở hữu của Quan Vũ là sai. Nếu như Thanh Long Đao mãi tới thời Đường mới xuất hiện thì ngựa Xích Thố chỉ được nhắc tới khi thuộc về Tào Tháo, phần sau không đề cập thêm tới việc Tháo có cho lại Vũ hay không. Cả 2 chi tiết này đã được La Quán Trung khéo léo lồng ghép để tăng thêm cái uy dũng cho nhân vật Quan Vũ.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, hình tượng Quan Vũ đã được hư cấu đi rất nhiều
"Qua năm ải, chém sáu tướng", một kỳ tích mà Quan Vũ từng đạt được khi rơi vào tay quân Ngụy cũng là câu chuyện khiến độc giả tranh luận mãi không thôi. Vì lòng trung với quân Thục, mặc cho Tào Tháo hết lòng chiêu mộ, Quan Vũ vẫn nhất quyết muốn rời đi. Nhân lúc, Tào Tháo đang điều quân chiến với Viên Thiệu, Quan Vũ đã xách đao ra đi, trên đường, quân Tào đuổi theo truy kích nhưng đều bị ông hạ gục. Sau 5 ải, Quan Vũ chém hạ 6 tướng Ngụy, danh tiếng của ông ngày càng vang xa khiến địch quân nể sợ.
Điển tích này cũng là nguồn cảm hứng cho bộ phim The Lost Bladesman do Chung Tử Đơn thủ vai chính
Kỳ tích này thậm chí còn là nguồn cảm hứng để người đời sau tái hiện trên phim ảnh, truyện tranh hay thậm chí trong game online. Ở 3Q Bá Vương, một gMO thẻ tướng Tam Quốc vừa ra mắt gần đây, Quan Vũ là một trong những vị tướng được tin dùng nhất. Từ các đội hình "dân cày" cho tới "đại gia", Quan Vũ luôn xuất hiện như một mũi tấn công chủ lực để triệt hạ toàn bộ đối thủ phe đối diện. Một điều khó có thể phủ nhận là dù trong thể loại game nào, Quan Vũ cũng luôn được ưu ái cho bộ chỉ số và kỹ năng thật sự "khủng", xứng với danh hiệu "võ thánh".
Quan Vũ trong game mới 3Q Bá Vương
Ngoài lề: Trong số rất nhiều tựa game khai thác đề tài Tam Quốc, 3Q Bá Vương là gMO có nền đồ họa "độc, dị" nhất. Với tận 2 phong cách tạo hình cho mỗi nhân vật, tựa game này đem đến cái nhìn hoàn toàn khác lạ về một thời chiến sự liên miên. Tuy nhiên, ẩn ý đằng sau những màn thiết kế "không giống ai" lại là những ý nghĩa ẩn giấu được gửi gắm từ đội ngũ NSX. Có vẻ như thay vì cố gắng hướng sản phẩm để "giống" với Tam Quốc Diễn Nghĩa, game Tam Quốc thời nay lại càng dày công chỉnh sửa hơn để lột tả được sự chân thật của thời kỳ "máu lửa" Ngụy - Thục - Ngô.
Bạn đọc có thể theo dõi thông tin về 3Q Bá Vương tại: https://3qbavuong.onelink.me/impC/GameK
Cả đời chiến trận, Quan Vũ thật sự tiêu diệt được bao nhiêu tướng địch?
Nếu tổng hợp lại từ Tam Quốc Diễn Nghĩa, trong suốt quá trình chinh chiến, Quan Vũ từng chém hạ tới 16 tướng địch. Đây là con số vô cùng kinh ngạc trước võ nghệ của Quan Vũ vì trong số từng ấy tướng địch, có không ít kẻ là những địch thủ thật sự khó nhằn: Nhan Lương, Hoa Hùng, Khổng Tú, Hạ Hầu Tồn... Dù vậy, theo nghiên cứu của nhiều sử gia, con số thật sự mà họ ghi nhận về chiến tích của Quan Vũ chỉ dừng ở 2 người mà thôi.
Khắp đời chinh chiến, Quan Vũ thực chất chỉ chém hạ... 2 tướng địch
Người thứ nhất là Nhan Lương, mãnh tướng dưới trướng Viên Thiệu bị Quan Vũ hạ gục trong trận Bạch Mã: “Tháng 4 năm 200, Tào Tháo dẫn Quan Vũ và Trương Liêu đi cứu Bạch Mã; mặt khác lại chia quân ra Diên Tân để phân tán sự chú ý của Viên Thiệu. Quả nhiên Thiệu tăng cường thêm quân cho Diên Tân mà không chú ý Bạch Mã. Tào Tháo nhân đó đột ngột thúc quân đánh mạnh ở Bạch Mã. Quan Vũ ra trận, giết chết mãnh tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương, giải vây cho thành Bạch Mã”.
Quan Vũ chém Nhan Lương là có thật
Người còn lại chính là Bàng Đức trong trận chiến Phàn Thành, dù đã cố gắng chiêu mộ nhưng không thành, Quan Vũ đã ra lệnh đem tướng này đi chém đầu. Trong 16 vị tướng được La Quán Trung nhắc tới thì phải tới 10 người là hư cấu, 4 người không phải chết dưới tay Quan Vũ (Hoa Hùng, Xa Trụ, Sái Dương, Văn Xú). Sau này, con trai của Bàng Đức là Bàng Hội theo Đặng Ngải đánh Thục, tiến thẳng vào Thành Đô và tận diệt gia tộc họ Quan...
Bàng Đức cũng là chiến tướng duy nhất dưới nhà Tào Ngụy có thể cầm cự trước Quan Vũ hơn trăm hiệp
Một vị "võ thánh" được đúc kết từ văn học và truyền thuyết
Phải thừa nhận, Tam Quốc Diễn Nghĩa đã quá đề cao nước Thục và dàn mãnh tướng dưới trướng Lưu Bị mà bỏ qua 2 quốc gia còn lại là Ngụy và Ngô. Điều này khiến chiến công của Quan Vũ, Triệu Vân hay Trương Phi trở nên nổi bật hơn cả, lấn át nhiều vị chiến tướng khác cùng thời kỳ. Tuy nhiên, chính vì sức ảnh hưởng của bộ tiểu thuyết trên là quá rộng, hình tượng của Quan Vũ nói riêng hay nhiều mãnh tướng khác nói chung được thần thánh hóa quá mức khiến nhiều độc giả sau này có cái nhìn sai lệch.
Nguồn: Tổng hợp