- Theo Helino | 28/05/2019 05:31 PM
Như chúng ta đã biết, Tôn Ngộ Không vốn là thạch hầu có ngộ tính cực kỳ cao, lại được theo tổ sư Bồ Đề học được bản lĩnh cao cường, sau thu nhận thêm pháp bảo Đinh Hải Thần Châm, năng lực mạnh mẽ không cần bàn cãi. Chính sự đặc biệt này khiến cho "lão Tôn" vượt ra ngoài sự quản lý của các tầng thứ cấp tại địa phủ, vượt qua sinh tử.
Khó có ai quên được lần Tôn Ngộ Không đại náo âm phủ
Phân đoạn Tôn Ngộ Không bị Hắc Bạch Vô Thường kéo xuống âm phủ do "tuổi thọ đã hết" và sau đó là màn đại náo, xóa hết sinh tử của loài khỉ đã đi vào ký ức của biết bao độc giả. Vốn dĩ chẳng có ai dám làm những việc kinh thiên động địa như vậy, xưa tới nay, có lẽ chỉ Tề Thiên Đại Thánh là có gan.
Địa ngục vốn chia thành 10 tầng, do các vị vua khác nhau nắm giữ
Mặc dù vậy, chính phân đoạn này khi được đưa lên thành phim lại khiến nhiều người xem lầm tưởng. Người nắm giữ sổ sinh tử kia thực chất không phải Diêm Vương mà chỉ là một phán quan nhỏ nhoi phụ trách mà thôi. Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng sức mạnh của Tôn Ngộ Không làm cho Ngọc Hoàng rồi cả Diêm Vương cũng phải khiếp sợ, chỉ đến khi gặp Phật Tổ thì hắn mới ngừng lại.
Hắc Bạch Vô Thường
Trên thực tế, theo như tín ngưỡng Phật Giáo, Diêm Vương không phải danh xưng của chỉ 1 người mà là toàn bộ các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người dưới âm phủ. Ban đầu, trong kinh Phật không có tên Diêm Vương nhưng do ảnh hưởng của Đạo Giáo và tín ngưỡng dân gian Trung Hoa vào thời Đường mà những chi tiết này được sát nhập lại với nhau.
Diêm Vương vốn dĩ không phải chỉ là 1 người
Mỗi vị Diêm Vương sẽ cai quản các tầng khác nhau ở địa ngục, phán xét tội ác của các cá nhân như sau:
- Tần Quảng Vương: Chuyên điều khiển việc khỏe mạnh, ốm đau, sinh tử của trần gian. Đây cũng là tầng mà Tôn Ngộ Không trong phim lúc ấy mới bước tới chứ chưa phải là các tầng còn lại.
- Sở Giang Vương: Chuyên trừng phạt những ai lúc còn sống có hành vi tổn thương tới thân thể của người khác.
- Tống Đế Vương: Chuyên trừng phạt những ai lúc còn sống ngỗ ngược, hỗn láo với bề trên, gây sự bất hòa…
- Ngũ Quan Vương: Phạt những ai trốn thuế, mua bán gian lận.
- Diêm La Thiên Tử: Dẫn kẻ có tội đến để nghe và thấy những tai ương mà lúc còn sống từng gây ra.
- Biện Thành Vương: Phạt kẻ hay oán trách đất trời, khóc lóc, trộm cắp…
- Thái Sơn Vương: Phạt kẻ còn sống thường đi trộm mả, lấy hài cốt làm thuốc, rời bỏ thân thích.
- Đô Thị Vương: Phạt kẻ bất hiếu.
- Bình Đẳng Vương: Phạt kẻ giết người, đốt nhà, bị chém trên pháp trường.
- Chuyển Luân Vương: Làm rõ thiện ác, quyết định đẳng cấp và cho lên đầu thai.
Trên thực tế, có tới 10 vị vua cai quản địa ngục
Trong thế giới game online, dù Diêm Vương có nhiều lần được xuất hiện nhưng hầu hết đó chỉ là 1 trong số các vị vua cai quản địa ngục mà thôi. Như trong Thần Ma Mobile chẳng hạn, Diêm Vương ở đây chính là Tần Quảng Vương của tầng đầu tiên, phụ trách sổ sinh tử, rất dễ nhận thấy với quyển sách to đùng và cây bút trên tay. Kỹ năng của nhân vật này cũng khá ấn tượng, ghét tên nào là viết ngay vào sổ, như kiểu "Deathnote" vậy.
Trong Thần Ma Mobile, Diêm Vương cũng được tái xuất nhưng nhìn cuốn sổ và cây bút kia, bạn biết đó là ai rồi đấy
Những biện giải về Thập Điện Diêm Vương chính là sự răn đe dành cho thế gian, con người lấy đó mà kiêng dè, không tránh phải phạm lỗi, hướng thiện. Những hình phạt này vốn không chỉ xuất hiện ở Châu Á mà còn có theo quan niệm ở các nước phương Tây, tượng trưng cho 7 tội lỗi lớn của loài người.
Có thể thấy, dù Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại nhưng cũng không thể đối mặt được với Thập Điện Diêm Vương đâu. Họ mới là đại diện đích thực của âm giới, cai quản quyền sinh tử của thế gian. Có lẽ nếu ngày ấy, "lão Tôn" của chúng ta mà chạm tới các tầng thứ sau này, chắc hẳn cũng khó có cơ hội mà làm loạn được.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết của Thần Ma Mobile tại: https://www.facebook.com/thanmamobile/