- Theo Theo Trí Thức Trẻ / Helino | 07/10/2019 03:16 PM
Ký sinh trùng mèo kiểm soát não người
Ký sinh trùng trong ổ mèo có thể khiến con người trở thành nô lệ của chúng thông qua việc kiểm soát não bộ. Đây hoàn toàn là sự thật chứ không phải là một cứ chơi khăm bởi vì có một loại ký sinh trùng khủng khiếp như vậy, chúng có tên là Toxoplasma gondii.
Ký sinh trùng này là loài cầu trùng đường ruột của mèo, có thể thay đổi kết nối của bộ não mèo, từ đó ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của chúng, thậm chí có thể dẫn đến tâm thần phân liệt.
Loại ký sinh trùng này có thể lây sang người qua thịt sống và gây ra bệnh toxoplasmosis và có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho não của thai nhi, đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai không nên tiếp cận mèo.
Những con chuột bị nhiễm ký sinh trùng này cho thấy hành vi kỳ quái, chúng bắt đầu bị thu hút bởi nước tiểu mèo và chạy xung quanh để thu hút sự chú ý của mèo.
Khả năng mắc bệnh tâm thần phân liệt khi bị nhiễm loại ký sinh trùng này có thể tăng 50%, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ về cơ chế mà ký sinh trùng này làm thay đổi hành vi của con người.
Ong ngọc lục bảo ký sinh trên gián
Sau khi bị ong ngọc lục bảo đốt, những con gián sẽ bị mất đi ý chí và dễ dàng bị điều khiển bởi những con ong kí sinh này.
Ngay sau đó chúng sẽ điều khiến con gián trở về tổ của mình ở dưới lòng đất rồi đẻ trứng vào trong bụng của những con gián.
Khi trứng nở, chúng bắt đầu ăn cơ thể của con gián từ trong ra ngoài khi con gián này vẫn đang còn sống. Khoảng một tháng sau, con ong ngọc lục bảo ký sinh bên trong đã trưởng thành, chúng sẽ xé toạc cơ thể của con gián để chui ra ngoài, đồng thời kết thức luôn sự sống của vật chủ.
Hội chứng xác chết biết đi - Cotard syndrome
Hội chứng xác chết biết đi còn được gọi là ảo tưởng Cotard hay zombie. Những người mắc bệnh này không phải là zombie thực sự.
Đây là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp, trong đó bệnh nhân có ảo tưởng rằng mình "thật sự" đã chết, cơ thể thối rữa, hay máu và các cơ quan nội tạng không còn nữa.
Bệnh nhân không thể nhận biết mặt mình từ trong gương, ngay cả khi họ biết rằng người trong gương là chính mình.
Một số trường hợp người bệnh không cảm thấy tay chân hoạt động, thậm chí bệnh nhân còn không ăn uống vì tưởng mình đã chết rồi.
Những người mắc phải hội chứng Cotard nghĩ rằng họ đã chết, sự tồn tại chỉ là ảo giác với cơ thể trống rỗng, hoàn toàn không có trí tuệ và sự nhận thức. Thông thường, các bệnh nhân phủ nhận sự tồn tại của thế giới bên ngoài nhưng bệnh nhân vẫn trải nghiệm cảm giác đau khổ thật sự.
Tetrodotoxin có thể biến con người thành thây ma
Là động vật có xương sống độc hại thứ hai trên thế giới, da, buồng trứng, tuyến sinh dục và gan của cá nóc chứa độc tố chết người độc hại gấp 1000 lần so với xyanua.
Một con cá nóc có thể đầu độc 30 người, độc tố tetrodotoxin này có thể gây tê và tê liệt ở người bị nhiễm độc. Về lý thuyết, tetrodotoxin có thể gây tê và tạo ra ảo giác như thể đã chết, vì vậy nó còn được gọi là "bột zombie".
Nấm ký sinh biến kiến thành zombie
Hiện tượng kỳ lạ này được gây ra bởi một loại ký sinh trùng có tên Cordyceps. Ký sinh trùng lây nhiễm vào não của loài kiến để biến nó thành một con kiến zombie, sau đó chúng sẽ điều khiển con kiến zombie đến nơi thích hợp nhất để phát triển và lây lan của nấm, cuối cùng giết chết con kiến. Các nhà nghiên cứu tin rằng có thể có hàng ngàn loại nấm như vậy trong rừng mưa nhiệt đới toàn cầu.
Ký sinh trùng biến ốc sên trở thành zombie
Theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Journal of Zoology, Succinea - ốc hổ phách thường trở thành vật chủ cho một loài giun dẹp ký sinh được gọi là Leucochloridium paradoxum và gây ra tình trạng "ốc sên zombie".
Theo các nhà sinh vật học, giun dẹp ký sinh Leucochloridium paradoxum còn được gọi với một cái tên khác là giun dẹp khoang xanh, chúng xâm nhập vào hệ tiêu hóa của ốc sên ngay từ những giai đoạn ấu trùng và tiếp tục sinh sôi nảy nở bên trong cơ thể của ốc sên.
Hai nhà sinh vật học Wanda Wesolowska và Tomasz Weslowski thuộc ĐH Wroclaw (Ba Lan) đã tìm thấy những chú ốc sên có hành vi kỳ lạ so với những con ốc thông thường khác. Những con ốc này bị nhiễm sâu dẹt và chúng tìm cách leo lên những cái cây cao, nằm vắt vẻo ở những vị trí "lộ thiên" phù hợp làm bữa ăn cho đám chim săn mồi.