Nếu biết 4 vị cao nhân bị La Quán Trung "ghẻ lạnh" này thì bạn đúng là một fan chân chính của Tam Quốc Diễn Nghĩa đấy!

Tiến Zeus  - Theo Helino | 19/02/2019 04:00 PM

Dưới đây là 5 vị cao nhân trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đã bị La Quán Trung "lơ" đẹp nhưng nếu bạn biết về họ thì chắc hẳn bạn phải có một lượng kiến thức về thời Tam quốc thật đáng nể đấy!

Khi nhắc đến Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, người ta thường nghĩ đến ngay những cái tên như Lưu Bị - Quan Vũ- Trương Phi, Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Chu Du,… Nhưng bên cạnh đó, trong lịch sử Trung Hoa cũng đã ghi nhận nhiều cái tên tài năng xuất chúng thời bấy giờ. 

Ấy vậy mà dường như La Quán Trung đã rất thờ ơ khi "lơ" đẹp những cái tên này. Và nếu bạn đã từng biết qua hết tất cả 5 vị cao nhân sau đây, thì chắc hẳn bạn phải có một lượng kiến thức về thời Tam quốc thật đáng nể đấy!

Tư Mã Huy

Nếu biết 4 vị cao nhân bị La Quán Trung ghẻ lạnh này thì bạn đúng là một fan chân chính của Tam Quốc Diễn Nghĩa đấy! - Ảnh 1.

Tư Mã Huy tự Đức Tháo, hiệu Thủy Kính, người đời hay gọi ông là Thủy Kính tiên sinh. Ông có một thân thế đáng nể - từng có mối quan hệ giao hảo với Gia Cát Lượng và Bàng Thống, và cũng chính ông là người đã tiến cử hai người này cho Lưu Bị. Từ đó tạo sức ảnh hưởng lớn cho thế cục sau này - Tam quốc phân tranh. Thủy Kính tiên sinh cũng là chủ nhân của câu nói nổi tiếng: "Ngọa Long - Phượng Sồ, được một trong hai người, có thể an định thiên hạ".

Tương truyền ông có tài kinh bang tế thế, kiến thức hơn người và đặc biệt là tiên đoán như thần. Qua sự kiện Từ Thứ bị mắc mưu Tào Tháo buộc long phải đầu quân cho Ngụy, ông đã vô tình tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Sau khi Lưu Bị vừa bước ra khỏi cửa để đi tìm Gia Cát tiên sinh, ông đã lắc đầu ngao ngán: "Gia Cát Lượng gặp được minh chúa xong không gặp thời. Đáng tiếc thay!". Đúng như ông dự đoán, thế cuộc sau này tuy gặp được minh chủ nhưng cuối cùng nước Thục vẫn đại bại trước Ngụy quốc của Tào Tháo. Tài tiên đoán của ông quả thật đáng nể phục!

Hoa Đà

Nếu biết 4 vị cao nhân bị La Quán Trung ghẻ lạnh này thì bạn đúng là một fan chân chính của Tam Quốc Diễn Nghĩa đấy! - Ảnh 2.

Đây là cái tên đặc biệt nhất trong danh sách này, bởi ông là một danh y nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc. Hoa Đà, tự là Nguyên Hóa, tên thật là Phu, người ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự châu ( Hào Châu, tỉnh An Huy ngày nay). Ông được xưng tụng như một Thần y nổi tiếng không chỉ trong Trung Quốc mà trong các nước đồng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, được xem là một trong những ông tổ của Đông Y. Tuy vậy, không hiểu lý do vì sao mà trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung lại kể về vị thần y này một cách sơ sài. Đây quả thật là một điều đáng tiếc của tác phẩm để đời trên.

Ông nổi tiếng với nhiều giai thoại như: trị thương cho Chu Thái, cạo xương trị độc cho Quan Vũ, chuẩn đoán khối u trong đầu Tào Tháo,… Hoa Đà cũng là người phát minh ra "ma phi tán", loại thuốc gây tê đầu tiên trong lịch sử y học thế giới.

Mạnh Tiết

Nếu biết 4 vị cao nhân bị La Quán Trung ghẻ lạnh này thì bạn đúng là một fan chân chính của Tam Quốc Diễn Nghĩa đấy! - Ảnh 3.

Gia Cát Lượng có một giai thoại gọi là 7 lần dẹp Mạnh Hoạch. Và Mạnh Tiết chính là anh trai của tên Man Vương ấy. Ông còn được gọi là Vạn An ẩn giả, là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết của La Quán Trung. Điều đáng nói là tuy LA Quán Trung đã cố tình xây dựng nên một nhân vật tài trí như vậy thì tại sao lại không phát triển hơn nữa để người đời có thêm một vị cao nhân để học hỏi.

Ông được xuất hiện trong Tam quốc diễn nghĩa với vai trò là đòn bẩy giúp quân Thục đả bại Mạnh Hoạch. Khi hay tin Mạnh Hoạch có ý làm phản, ông đã hết sức can ngăn nhưng bất thành. Quá chán nản, Mạnh Tiết bèn lui về khe núi Vạn An ở ẩn. Khi quân Thục đi ngang chỗ ông và mắc phải kiếp nạn, chính ông là người hóa giải và tự thân mình nhận lỗi trước Khổng Minh vì đã không can ngăn được em trai mình tạo phản.

Bàng Đức Công

Nếu biết 4 vị cao nhân bị La Quán Trung ghẻ lạnh này thì bạn đúng là một fan chân chính của Tam Quốc Diễn Nghĩa đấy! - Ảnh 4.

Thoạt nghe qua cái tên này, hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến Bàng Thống. Chính xác mà nói, Bàng Đức Công là một ẩn sĩ cuối đời Đông Hán. Ông cũng có một mối quan hệ cực kỳ tốt với các danh sĩ như Tư Mã Huy, Bàng Thống và Gia Cát Lượng. Đặc biệt, tài năng của ông xuất chúng đến nỗi mỗi khi sang nhà chơi, Khổng Minh đều kính cẩn vái lạy.

Mưu sĩ nổi tiếng Bàng Thống chính là cháu ruột của ông. Tuy nhiên, thuở thiếu thời, không một ai để ý đến Thống. Duy chỉ có một mình Đức Công là đề cao Bàng Thống. Sau khi Thủy Kính tiên sinh đàm đạo với Thống, ông mới khen rằng Đức Công quả có mắt nhìn người. Có lần Kinh Châu mục Lưu Biểu ra sức mời Đức Công về phò trợ, nhưng ông vẫn một mực từ chối. Về sau, ông dắt vợ con hưởng thụ cuộc sống ẩn dật ở núi Lộc Môn. Kể từ đó, cái tên Bàng Đức Công chỉ còn được nhắc đến qua những trang sách.