- Theo Trí Thức Trẻ | 12/09/2020 10:00 AM
Một điều hài hước trong các bộ "phim chưởng" thời xưa là dù đánh nhau khốc liệt như thế nào, kẻ địch trên cơ ra làm sao, các vị đại hiệp của chúng ta vẫn luôn có thói quen... hét lớn tên chiêu thức trước khi thi triển. Có vẻ như họ hoàn toàn tự tin vào tài năng biến hóa của mình, dù kẻ địch biết trước bạn muốn hành động như thế nào nhưng vẫn có thể thừa sức "múa may" mà chẳng sợ khắc chế.
Tuy nhiên, lại hài hước hơn nữa là có một môn võ công dù không cần nghe đối thủ "hét tên" chiêu thức, người xem cũng ngay lập tức nhận ra đó sẽ là đòn thế được thi triển như thế nào. Vốn dĩ, nó từng xuất hiện trong bộ phim "Tuyệt Đỉnh Kungfu" của Châu Tinh Trì, nay một lần nữa tái xuất ở Giang Hồ Sinh Tử Lệnh, chính là bộ Cáp Mô Công.
Tư thế ra chiêu... xấu không tưởng
Cáp Mô Công là môn võ lấy tư thế bật nhảy của loài cóc để phát triển thành. Chính vì thế, người sử dụng sẽ cúi người và co mình lại với tư thế của con cóc, vận kình toàn thân, nén khí không phát và chờ địch nhân ra chiêu sẽ phản công mãnh liệt không gì bằng. Một khi đã toàn lực thi triển thì khó mà dừng lại được. Môn võ công này xuất hiện lần đầu tiên trong tay Tây Độc Âu Dương Phong của Xạ Điêu Tam Bộ Khúc.
Đây cũng là nhân vật sử dụng Cáp Mô Công tới mức lô hỏa thuần thanh, có thể đánh tay đôi với Bắc Cái Hồng Thất Công. Âu Dương Phong từng có ý định truyền lại cho con trai là Âu Dương Khắc nhưng tên này tố chất võ học quá kém nên không thể lĩnh hội. Cáp Mô Công không chỉ đòi hỏi người thi triển sở hữu nguồn nội công vô cùng vô tận mà còn là sức khéo léo để kiểm soát trong thực chiến.
Là một môn võ có thật ngoài đời
Đừng tưởng vì trông nó "xấu xí" mà lại nghĩ Cáp Mô Công chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng. Trên thực tế, bộ võ học này xuất hiện trong Tượng Hình Quyền của Thiếu Lâm Tự, vẫn giữ được cái tư thế ra chiêu độc nhất, "không đụng hàng". Dù không tới mức "tàn độc" như Kim Dung từng mô tả nhưng Cáp Mô Công cũng là loại chiêu thức khá độc đáo khi được biểu diễn cũng như giao tranh ở ngoài đời thật.
Cáp Mô Công cũng là nguồn cảm hứng cho các nhà đạo diễn, tác giả truyện tranh sau này. Ví dụ minh họa nhất như đã nói ở trên, chính là trong bộ phim "Tuyệt Đỉnh Kungfu". Hoặc nếu ở truyện tranh, bạn đọc có thể gặp gỡ nó trong Tân Tác Long Hổ Môn, cũng là tác phẩm được rất nhiều khán giả yêu thích. Dù vậy, dù "debut" ở đâu đi nữa, Cáp Mô Công và người sử dụng luôn có điểm chung là rất tà ác, hung tàn thì mới hợp thành một đôi. Có vẻ như hình tượng đại gian hùng của Âu Dương Phong vẫn được người ta "tin dùng" cho đến tận bây giờ để đủ sức "sánh vai" cùng Cáp Mô Công.
Vậy còn ở trong thế giới game thì sao?
Trở lại với Giang Hồ Sinh Tử Lệnh, tựa game thẻ tướng Kim Dung được "đặt hàng riêng" cho thị trường Việt Nam. Cáp Mô Công lần nữa tái xuất giang hồ thông qua Tây Độc Âu Dương Phong với một hình hài quen thuộc nhưng ẩn chứa sự nguy hiểm đáng sợ. Bởi lẽ Âu Dương Phong vốn đã là một kẻ dùng độc thượng hạng, đòn đánh mà hắn sử ra đều mang theo độc lực kinh người, khiến cho mỗi lần thi triển Cáp Mô Công lại càng đáng sợ hơn bao giờ hết.
Theo chia sẻ từ đội ngũ Giang Hồ Sinh Tử Lệnh, Âu Dương Phong sẽ là một vị tướng thủ với kỹ năng nội tại khá ấn tượng. Khi kích hoạt Cáp Mô Công, bất kỳ đòn đánh nào được triển khai lên người Âu Dương Phong, hắn sẽ ngay lập tức đáp trả bằng cú "nhào lộn" thật mãn nhãn. Kèm theo đó là hiệu ứng "trúng độc", rút HP nhanh không tưởng lên toàn đội hình team địch. Nếu đối phương không sở hữu các tướng có khả năng "tịnh hóa", xóa hiệu ứng xấu, kết cục có lẽ chẳng còn khó đoán trước.
Đây cũng là tựa game hiếm hoi mà người chơi tận dụng được sức mạnh các tướng thủ một cách tối đa. Trong Giang Hồ Sinh Tử Lệnh, vị tướng quan trọng nhất trong team đôi khi lai không phải tướng công, đó có thể là tướng hỗ trợ, tướng khống chế hoặc thậm chí, tướng thủ như Âu Dương Phong. Để làm được điều này là nhờ đến hệ thống nhân vật vô cùng đa dạng với nhiều bộ kỹ năng "khó lường", kích thích người chơi thỏa sức tạo ra meta chiến thuật cho riêng mình.
Mọi thông tin chi tiết về Giang Hồ Sinh Tử Lệnh, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại: https://www.facebook.com/ghsinhtulenh/