Hãy thôi ảo tưởng, "The International đang cản trở sự phát triển của DOTA 2"

Tomy  - Theo Helino | 03/08/2018 04:43 PM

"The International is Bad For Dota 2", dòng title được Kotaku đăng tải ngay trên trang chủ cùng với đó là những lời bình luận khiến cho nhiều người phải cảm thấy "đắng lòng"

* Bài viết được tóm tắt theo bài bình luận được đăng tải trên Kotaku

Dota 2 được Valve hướng đi một con đường rất khác so với nhượng quyền thương mại (franchise) như của LoL hay Overwatch. Người hâm mộ có thể trông đợi vào kỳ TI của mỗi năm như là một bữa tiệc thịnh soạn được chờ đợi, với số tiền thưởng đã tăng gấp 20 lần kể từ kỳ TI đầu tiên được tổ chức, thế nhưng nếu nhìn 1 cách tổng thể thì TI cũng đồng thời làm hại Dota 2 xét trên những khía cạnh khác nhau.

Hãy thôi ảo tưởng, The International đang cản trở sự phát triển của DOTA 2 - Ảnh 1.

Vấn đề ở đây chính là lợi ích kinh tế của các bên tham gia. Valve không thực sự siết chặt và chỉ áp đặt vài luật cơ bản nhất đối với môi trường chuyên nghiệp của Dota 2. CEO của Valve, Mr. Gaben trong một bài phát biểu tại Đại học UT Austin đã khẳng định rằng, Valve là người tạo ra sản phẩm, còn thị trường mới là người quyết định giá trị của sản phẩm đó. Như vậy, Valve không tạo ra sản phẩm, mà thật chất là tạo nên một thị trường, sau đó sẽ ở giữa và hưởng phí. Theo luận điểm của Valve, thị trường tự do sẽ dung hòa được lợi ích của tất cả các bên có liên quan, nhưng sự thật thì không được đẹp đẽ như vây. TI hiện tại giống như một cái rốn của vũ trụ dota, một cái lỗ đen thật sự hút tất cả mọi sự chú ý và tiền thưởng đổ vào nó, và làm cho giải thưởng của các giải đấu được tổ chức bởi một bên thứ 3 trở nên vô nghĩa khi đặt cạnh nó.Từ 2011 đến 2016, phần trăm mà số tiền thưởng TI mang lại giảm từ 96% xuống còn 55% trên tổng số tiền thưởng của tất cả các giải đấu Dota 2 trong năm,nhưng đến năm 2017, con số đó đã tăng lên 65% và có xu hướng tăng lên trong năm nay.

Điều đó dẫn tới việc giải đấu của các bên thứ 3 trở nên kém sức hút và không được coi trọng trong con mắt của người hâm mộ và các player chuyên nghiệp.Các bên thứ 3 giờ đây không thể gây quỹ từ cộng đồng như việc tạo ra book hay các set đồ riêng cho giải đấu, điều mà Valve đang tận dụng để gây quỹ cho TI vì nó gây ra xung đột lợi ích. Nhiều fans có thể nhìn thấy sự tăng trưởng của giải thưởng mà nghĩ rằng Dota 2 đang “phát triển”, nhưng thật chất thì số lượng player và thu nhập lại đang giảm. Hệ quả là các nhà tổ chức giải đấu càng ngày càng bị tụt lại và buộc phải cạnh tranh với công ty eSports có lãi khủng khiếp nhất thế giới, còn các player thì càng ngày càng phụ thuộc vào TI, và hạ thấp giá trị của các giải đấu thứ 3.

Hãy thôi ảo tưởng, The International đang cản trở sự phát triển của DOTA 2 - Ảnh 2.

Nếu như ở các game eSport nhượng quyền thương mại khác, những người sở hữu phải tốn hàng triệu USD để nhượng quyền, và phải tuân thủ đủ thứ luật lê, thì việc thành lập tổ chức trong Dota 2 và việc trả lương cho các player lại không được quy định rõ ràng, dẫn đến việc các tổ chức thường không lâu bền và player bị đối xử bất công.Vì giải thưởng của nó quá lớn nên các players sẵn sàng bất chấp mọi thứ để theo đuổi chiến thắng tại TI, tạo ra những bất ổn gây ảnh hưởng đến kế hoạch lâu dài của các team. Nó dẫn đến một loạt các hệ lụy khác như việc thu hút tài trợ cũng trở nên khó khăn, kéo theo việc tiền lương rất thấp so với tiền thưởng, và các players thì cứ ưu tiên mục tiêu ngắn hạn thay vì lòng trung thành và sự ổn định lâu dài. Mặc dù Valve đã ra các quy định thắt chặt việc chuyển team và xây dựng mùa giải DPC, tuy nhiên mọi thứ còn lâu mới đi đến quỹ đạo mà Valve mong đơi.

Sẽ có những bằng chứng và luận điểm về việc 49/50 game thủ chuyên nghiệp kiếm tiền nhiều nhất trong lịch sử eSports là từ Dota 2, và hầu hết là nhờ vô địch TI. Nếu tính tất cả, tiền thưởng và tiền lương thì các player Dota 2 là những người kiếm nhiều nhất. Tuy nhiên, trong top 500 players (gần như tất cả những ai từng chơi Dota 2 chuyên nghiệp), tiền thưởng trung bình là 288 ngàn USD, khoảng 41 ngàn USD mỗi năm. Con số đó không thực sự nói lên nhiều điều. Thu nhập ở giữa lại là một câu chuyện khác. Các players của các team tier chỉ kiếm được trung bình 39 ngàn USD từ năm 2013, hay 6 ngàn rưỡi mội năm, mức lương thuộc chuẩn nghèo ở nhiều quốc gia đang phát triển.

Hãy thôi ảo tưởng, The International đang cản trở sự phát triển của DOTA 2 - Ảnh 3.

1/5 trong tổng số 144 triệu USD giải thưởng từ lúc Dota 2 ra mắt thuộc về khoảng 10 players, không khác gì chênh lệch giàu nghèo hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra thì sự chênh lệch giữa thu nhập của những player hàng đầu và trung bình là khá lớn. Như các thành viên Team Liquid có thể kiếm được 100 – 200 ngàn mỗi năm, và đó là vì họ vô địch TI. Chẳng ai muốn đầu tư chừng đó cho mấy team mà không chắc chắn được rằng họ có thể đem lại thành công gì không cả. Tất nhiên mức lương sẽ sụt giảm thảm hại ở các team tier 2, gần như là không có gì. Điều đó sẽ dẫn đến hệ lụy là các player chơi cho các team thấp hơn sẽ phải tìm cách dàn xếp trận đấu, bán độ để kiếm thêm thu nhập. Đã có rất nhiều vụ bán độ tai tiếng trong Dota 2, hầu hết tất cả đến từ các player ở các vùng trùng Dota 2, ở các nước đang phát triển, cho thấy thực trạng rằng Dota 2 không phải là một nghề có thể sống được nếu bạn thực sự không thể trở thành tier 1. Nếu không bán độ, thì hầu như các team đều phải sống với hiện thực khó khăn, không team house, không bootcamp, khẩu phần ăn không đảm bảo và không có các lợi ích đi kèm.

Điều gây ra hiện trạng này chính là việc thị trường không được điều hành chặt chẽ, dẫn đến tài sản chỉ được chia cho một số nhóm nhỏ nhờ vào sự thuận lợi về cấu trúc của họ. Dota 2 vẫn sẽ là một tựa game nổi bật trên Steam, cũng như có lượng view đáng kể trên các nền tảng Stream manh như Youtube, Twitch…. Nhưng nếu Dota 2 còn tồn tại thì vai trò của nó là gì? TI lúc đó sẽ đem lại lợi ích cho ai? Hiện nay, những người thắng cuộc thật sự chỉ là vài top team và Valve. Cách để giúp mọi người chính là Dota 2 cần phải được siết chặt hơn bởi Valve. Valve có thể xem xét để rót tiền vào các giải đấu nhỏ như giải North American Dota Challenger League mà PPD mới cho ra mắt (Blizzard dùng cách tương tự để hồi sinh thị trường eSport của StarCraft II), hoặc chia lại tiền thưởng một cách đồng đều hơn giữa các team, đổ thêm tiền vào các vòng loại để hỗ trợ các team nhỏ có thể cạnh tranh và tiếp tục phát triển.