Gian lận “biến hóa" muôn hình vạn trạng, các NPH lao đao cứu vãn nền Esports trong sạch

Kayle  - Theo Trí Thức Trẻ | 17/09/2021 11:59 PM

Gian lận trong Esports luôn là vấn đề nhức nhối của cộng đồng các game thủ chân chính.

Thể thao Điện tử đang phát triển rực rỡ và thu hút được rất nhiều sự chú ý. Thậm chí ở nhiều quốc gia, lĩnh vực mới này được tôn sùng và là công cụ để kiếm tiền thậm chí được coi là một ngành công nghiệp. Song song với sự phát triển ấy là những tiêu cực tồn tại như những khối ung nhọt mà các nhà phát hành (NPH) luôn tìm cách triệt tiêu nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.

Vấn nạn sử dụng phần mềm gian lận: Hack, Cheat,….

Gian lận “biến hóa muôn hình vạn trạng, các NPH lao đao cứu vãn nền Esports trong sạch - Ảnh 1.

Esports luôn tồn tại những thành phần sử dụng công cụ gian lận trong game cũng như trong thi đấu chuyên nghiệp. Những phần mềm gian lận trực tiếp can thiệp vào hệ thống của game để tạo lợi thế cho người sử dụng có mục đích.

Trong năm quá khứ, vào năm 2018, tuyển thủ Forsaken của đội tuyển Optic India đã bị cấm thi đấu 5 năm do việc sử dụng phần mềm hỗ trợ mang tên “Word exe”. Đây có thể là biện pháp mạnh tay nhưng nó vẫn chưa đủ sức răn đe đối với những thành phần luôn muốn sử dụng phần mềm gian lận.

“Cày thuê"

Cày thuê hay gọi với cái tên mỹ miều là up rank siêu tốc là dịch vụ bạn sẽ giao tài khoản game của mình cho 1 bên đối tác là tập hợp của những người chơi game hay. Họ sẽ leo rank bằng tài khoản của bạn. Mức rank của bạn được lên tới đâu là phụ thuộc vào yêu cầu của bạn, ngay cả top 1 thách đấu.

Gian lận “biến hóa muôn hình vạn trạng, các NPH lao đao cứu vãn nền Esports trong sạch - Ảnh 2.

Cày thuê vô tình khiến một số người chơi game có trình độ thấp có mức rank vượt quá trình độ của mình khiến ảnh hưởng đến những người chơi cùng team. Thật thiệt thòi cho những người leo rank chân chính ở đối phương.

Không những thế, khi nhận được đơn hàng cày thuê lên vị trí thách đấu, rất nhiều bên cung cấp dịch vụ đã sử dụng phương pháp buff sao bẩn. Họ chọn những thời điểm ít người chơi game nhất, tìm đối thủ cùng một lúc để họ có thể chi phối luôn trận đấu. Tất nhiên, NPH không chịu khoanh tay đứng nhìn mà đã thẳng tay khóa khi phát hiện buff sao bẩn.

“Đi đêm” với tuyển thủ của đội khác

Hình thức này khá phổ biến ở cộng đồng Esports Việt. Việc đi đêm hay đơn giản hơn là hình thức dụ dỗ lôi kéo các tuyển thủ của đội khác rời đi và gia nhập đội tuyển của mình. Đây là một việc sai hoàn toàn với quy định của thể thao điện tử. Tiêu biểu trong những vụ lùm xùm trên là việc anh chàng Minas và đội tuyển Boba Marines đã “đi đêm”, bị phát hiện và đã phải chịu hình phạt tương xứng.

Bán độ và dàn xếp tỷ số

Trước đây, bán độ chỉ tồn tại ở các môn thể thao truyền thống thế nhưng giờ đây đã lan cả sang lĩnh vực Esports. Đây có thể nói là một chiều trò quen thuộc khi một bên chủ động thi đấu dưới sức cố tình thua để dàn xếp tỉ số nhằm chuộc lợi ích cá nhân.

Gian lận “biến hóa muôn hình vạn trạng, các NPH lao đao cứu vãn nền Esports trong sạch - Ảnh 3.

Tiêu biểu cho sự gian lận này là việc tuyển thủ Starcraft II cố tình để thua trong trận chung kết giải nhỏ để bỏ túi hơn 70 triệu Won khoảng 1,4 tỷ đồng. Ngay sau đó anh chàng này phải nhận 18 tháng tù giam và nộp phạt số tiền tương đương đã “ngậm" trước đó.

Gian lận độ tuổi trong thi đấu

Theo quy định tất cả các tựa game Esports đều phải đạt độ tuổi theo quy định thì mới có thể tham gia thi đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên nhiều đội tuyển lại bỏ qua quy định này và đưa các game thủ có số tuổi ít hơn vào thi đấu.

Tiêu biểu cho sự gian lận là tại giải COD4 đội tuyển FatGames đã đưa D1 Ablo tham dự giải khi chưa đủ số tuổi quy định. Vụ việc nhanh chóng được phát hiện và ban tổ chức đã có những hình phạt cho cả 2.