- Theo Helino | 03/11/2019 08:30 PM
Khỏi phải nói, sự ảnh hưởng của các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung lên giới trẻ Châu Á là rất lớn. Dù không đọc qua nhưng ít nhiều, ai ai cũng biết tới vô số vị đại hiệp nổi danh như Dương Quá, Lệnh Hồ Xung, Quách Tĩnh… Dù cố nhà văn Kim Dung đã ra đi nhưng di sản mà ông để lại là rộng lớn, bao la, để ai ai một khi đã đắm chìm thì khó có thể dứt ra khỏi được.
Tuy nhiên, liệu đó đã đủ là lý do để một NPH quyết định nhập tựa game thẻ tướng kiếm hiệp mô phỏng Thập Tứ Thiên Thư của nhà văn Kim Dung về Việt Nam? Hay phải chăng, nguyên nhân, lý do lại xuất phát từ một cuộc đối thoại giản dị hơn thế nhiều lần?
Mình có anh bạn thân thời cởi truồng tắm sông. Từ ngày game online nở rộ đến nay, anh chơi đủ các thể loại, dòng PC cổ điển như MU, VLTK, KT… cho đến game mobile, Esport. Mãi về sau, công việc bề bộn, vợ già con trẻ, anh tạm gác sở thích qua một bên chăm lo gia đình. Tôi và anh có gặp lại, hai thằng nhâm nhi cốc trà điếu thuốc, anh hỏi: "Mày làm game, có con nào hay tao chơi thử"
Mình đưa anh 2 chiếc điện thoại, một nhập vai, một thẻ tướng. Anh chọn ngay con thứ 2. Anh bảo: "Tao già rồi, không còn sức cày cuốc với tụi trẻ, chơi dòng thẻ tướng đỡ gò bó thời gian".
Thế rồi anh thích thú cầm máy vùi đầu.
Anh chơi game rất lạ, những đoạn intro, đối thoại nhiệm vụ không bao giờ bấm bỏ qua. Anh vừa chơi vừa cảm nhận, nhập tâm như chính nhân vật chính. "Người ta chơi game giờ thường mải mê đua top, mải mê nâng đồ cho mạnh, cho trâu mà bỏ qua cốt truyện. Tao thích đặt mình vào thế giới kiếm hiệp, trải nghiệm những câu truyện mà ngoài đời tao không cách nào có".
Anh gật gù: "Con game này, cốt truyện có chiều sâu đấy chứ".
Anh chơi game như một cụ già khó tính. Tua đi tua lại từng hiệu ứng kỹ năng, ngắm nghía từng món đồ, từng cuốn bí tịch. Thế rồi anh cắm tai nghe, nhắm mắt dưỡng thần theo giai điệu của bản nhạc nền. "Tao không thích mấy con kiểu mì ăn liền bây giờ. Âm thanh, hình ảnh hoành tráng lắm, nhưng không còn cái chất kiếm hiệp. Truyện Kim Dung làm gì thú cưỡi rồng phượng, làm gì có cánh lòe loẹt".
Anh bảo "Con game này, nó có cái hồn kiếm hiệp".
Mình mỉm cười, kỳ vọng anh kiếm lại được sở thích ngày xưa. Anh không lên đồ vội mà mò đọc thông tin từng con tướng, nghiền ngẫm từng kỹ năng. Anh thích kiểu đội hình dị, chiến thắng một cách nghệ thuật. Thế mới sướng, mới đã. "Game bây giờ tướng nào cũng như nhau, đội hình xếp thế nào cũng được. Đâm nó mất tính chiến thuật".
Anh hài lòng: "Con game này, muốn chơi thì dễ lắm. Nhưng muốn thắng phải dùng não".
Thế rồi anh mải mê build đội hình, leo tháp, vượt ải. Gặp map khó anh trầm tư suy nghĩ, vượt qua anh vỗ đùi cái đét cười khoái trá: "Mày thấy không chơi game là phải dùng cái đầu, không phải cứ hùng hục cày như trâu húc mả là được đâu".
Kết thúc một ngày dài lông nhông "thẩm game" anh chia sẻ: "Người ta đã quen với những con game được đóng gói hàng loạt, những tính năng dễ dãi được truyền thông tung hô, dọn sẵn. Tao chỉ cần cái hồn, cái chất thuần kiếp hiệp nhất là được. Không màu mè hoa lá, không thừa không thiếu".
"Con game này, nó đủ những thứ tao cần".
Hai anh em chia tay trước khi trời trở tối. Anh nói: "Mày nhất định phải mua con game này về cho tao. Tao tin, người khó tính như tao còn thích, thì người khác cũng sẽ thích. Tao không đóng góp được gì nhiều, nhưng tao hứa sẽ trung thành".
Câu truyện của anh em mình chỉ có vậy, nhưng nó cũng là một cái duyên. Lúc đầu mình định mua con game nhập vai kia về cơ. Một phần vì nó rẻ, dễ chơi, dễ làm, một phần mình cũng thích dòng nhập vai. Tuy nhiên qua cuộc nói chuyện với anh, mình quyết định mua sản phẩm này về.
Đành rằng rất là áp lực, vì đây là game bom tấn ở bên Trung Quốc. Tiền nhiều, chỉ tiêu cũng nhiều, áp lực càng nhiều nhưng mình tin ở anh, một game thủ kỳ cựu đúng nghĩa, người hiểu được thế nào là cái chất kiếm hiệp.
Và như thế, sau một cuộc hội thoại ngắn, một câu chuyện rất đỗi thường ngày nhưng Giang Hồ Hoàng Kim - tựa game thẻ tướng Kim Dung từng đạt Top 1 tại Trung Quốc đã thành công xuất hiện tại Việt Nam. Dù ra mắt đã lâu nhưng đến nay, lời tâm sự ấy mới được hé lộ, về cách mà người vận hành, cũng là một game thủ cảm nhận game, truyền cảm hứng và được truyền cảm hứng sâu sắc như thế nào. Hóa ra, trong thị trường tưởng chừng cạnh tranh khốc liệt ấy vẫn có những khoảnh khắc đơn giản mà gần gũi đến lạ, bởi lẽ người làm game cũng từng là người chơi game. Họ hiểu được thứ người chơi cần, thứ mà người chơi chẳng ham cũng như biết cách làm sao để bộc lộ cái chất kiếm hiệp đúng nghĩa!
Giang Hồ Hoàng Kim, một tựa game được hàng triệu người yêu thích có "xuất xứ" bình thường như thế đấy.
Bạn đọc có thể tham khảo tựa game này tại: https://www.facebook.com/GiangHoHiepKhachLenh/