Vi Tiểu Bảo là nhân vật chính, tuy nhiên tên gọi “Lộc Đỉnh Ký” lại mang ý nghĩa sâu xa về một nhân vật khác mà bạn hoàn toàn không nghĩ tới

Nga0Du  - Theo Helino | 09/07/2018 04:47 PM

Lý do đặt tên cho tiêu đề của bộ tiểu thuyết được Kim Dung giới thiệu ngay trong chương đầu tiên của truyện, thông qua việc Lã Lưu Lương dạy con về "lộc"(hươu) và "đỉnh"...

Với những người yêu thích phim kiếm hiệp Kim Dung, cái tên Lộc Đỉnh Ký đã trở nên hết sức quen thuộc. Hiển nhiên thì Vi Tiểu Bảo là nhân vật chính của tác phẩm này, tuy nhiên ít người biết được tên gọi "Lộc Đỉnh Ký" lại mang ý nghĩa sâu xa về một nhân vật khác mà có thể bạn hoàn toàn không nghĩ tới. Đó chính vua Khang Hi và mối quan hệ quân vương – dân chúng trong xã hội phong kiến.

Vi Tiểu Bảo là nhân vật chính, tuy nhiên tên gọi “Lộc Đỉnh Ký” lại mang ý nghĩa sâu xa về một nhân vật khác mà bạn hoàn toàn không nghĩ tới - Ảnh 1.

Hiển nhiên Vi Tiểu Bảo là nhân vật chính trong Lộc Đỉnh Ký...

Lý do đặt tên cho tiêu đề của bộ tiểu thuyết được Kim Dung giới thiệu ngay trong chương đầu tiên của truyện, thông qua việc Lã Lưu Lương dạy con về "lộc"(hươu) và "đỉnh", đây là phép ẩn dụ khi nói đến Trung Nguyên và toàn bộ đế quốc Trung Hoa.

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên có viết: "Nhà Tần mất hươu (lộc), cả thiên hạ cùng đuổi". Đây là cách nói tượng trưng cho việc vô số anh hùng hào kiệt thời Tần mạt nói riêng như Lưu Bang, Hạng Vũ,... và trong suốt lịch sử nói chung cùng nổi dậy tranh đoạt chém giết lẫn nhau để giành phần thưởng to lớn nhất - toàn bộ thiên hạ mà nhà Tần đã để mất.

Vào thời nhà Chu, Thiên tử nhà Chủ sở hữu chín chiếc đỉnh bằng đồng do Đại Vũ để lại, tượng trưng cho thiên mệnh mà trời cao trao cho nhà Chủ để thống trị thiên hạ. Trong sách Tả truyện có viết, thời Định vương nhà Chu, quân Sở đem quân đánh quân Nhưng xong lại đóng binh duyệt quân ở biên giới nhà Chu. Định vương sai Vương Tôn Mãn đi ủy lạo quân Sở, vừa Sở là Trang vương thấy thế bèn hỏi xem chín đỉnh nhà Chữ to nhỏ nặng nhẹ ra sao. Chín đỉnh vốn tượng trưng cho quyền thống trị của Thiên tử, mà vua Sở chỉ là chư hầu lại dám hỏi nặng nhẹ thì trong lòng đã có ý muốn cướp ngôi nhà Chủ.

Vi Tiểu Bảo là nhân vật chính, tuy nhiên tên gọi “Lộc Đỉnh Ký” lại mang ý nghĩa sâu xa về một nhân vật khác mà bạn hoàn toàn không nghĩ tới - Ảnh 2.

... Nhưng Khang Hi mới chính là người mà Kim Dung muốn nói đến nhiều nhất trong tác phẩm này

Kể từ đó hai câu: "Đuổi hươu"(Trục lộc) và "Hỏi đỉnh"(Vấn đỉnh) trở thành phép ẩn dụ về việc tranh đoạt thiên hạ và muốn làm hoàng đế. Thông qua câu chuyện của cha con Lã Lưu Lương, Kim Dung cho người đọc biết trước nội dung của bộ tiểu thuyết: xuyên suốt bộ tiểu thuyết nói đến những sự kiện và âm mưu chính trị nhằm tranh giành quyền lực và giang sơn thiên hạ cùng với dã tâm muốn làm hoàng đế. Những hành động của Vi Tiểu Bảo hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử Trung Quốc, song song đó là những nhân vật lịch sử có thật. Việc Vi Tiểu Bảo tìm được toàn bộ các bản trong bộ "Tứ thập nhị chương kinh" tượng trưng cho việc thống nhất của Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh thời vua Khang Hi nửa cuối thế kỉ XVII.

Ngoài ra tiêu đề của bộ tiểu thuyết còn đề cập đến bối cảnh lịch sử thời đó, vào thời Thanh sơ, khi mà người Hán vẫn chưa quên được nhà Minh và vẫn còn nhiều người và tổ chức mong muốn đánh đuổi Thát Đát, khôi phục giang sơn cho nhà Minh và người Hán.