Trải nghiệm cỗ máy tính 60 triệu Đồng chỉ dành cho streamer "yêu nghề": i7 7800X, GTX 1080Ti

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 31/07/2017 12:21 PM

Không chỉ chơi game high end, hệ thống máy tính như thế này còn là "chuẩn mực" cho anh em streamer khi game online hot ngày càng đòi hỏi cấu hình mạnh

Đối với các game thủ chuyên nghiệp, việc sở hữu một dàn máy PC cực mạnh vừa thoải mái trải nghiệm các tựa game “khủng”, vừa dễ dàng stream lên 2-3 kênh sóng cùng một lúc là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức để tự mình xây dựng nên một dàn máy như vậy, nhất là khi mà thị trường linh kiện PC luôn luôn đổi mới với rất nhiều công nghệ nổi trội.

Việc Intel ra mắt chipset X299 hỗ trợ bộ đôi vi xử lý Skylake X và KabyLake X vào tháng 6/2017 vừa qua chính là câu trả lời tuyệt vời nhất cho yêu cầu trên, với hiệu năng vượt trội cho cả nhu cầu chơi game lẫn các công việc đa tác vụ, thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi rất nhiều sức mạnh phần cứng. Ít nhất là trước khi Ryzen Threadripper 1950X ra mắt, chúng ta vẫn có thể tin tưởng vào hiệu năng của Intel khi nhắc tới nhu cầu chơi game chuyên nghiệp cũng như stream game trên các nền tảng mạng xã hội hay YouTube, Twitch...

Để thử nghiệm nhanh sức mạnh của chipset X299, chúng tôi sử dụng cấu hình máy tính như sau:

CPU: Intel Core-i7 7800x

Main: ASUS ROG Strix X299-E Gaming

RAM: 16GB G.SKILL Ripjaws 2400MHz

GPU: ASUS ROG Strix GTX 1080Ti

PSU: Cooler Master V1200 Platinum

LCD: BenQ XL2730 144hz


Điểm Fire Strike của cấu hình khá tốt, đạt 20.938 điểm

Điểm Fire Strike của cấu hình khá tốt, đạt 20.938 điểm

Trải nghiệm chơi game và stream

Rất khó để có bất kỳ một tựa game nào có thể làm khó cấu hình trong tầm giá 60 triệu này. Do vậy chúng tôi sẽ lựa chọn 2 tựa game thuộc dạng “ngốn” phần cứng nhất hiện nay là Tom Clancy's Ghost Recon Wildlands và Tom Clancy's Rainbow Six Siege, đồng thời test stream 3 kênh YouTube, Facebook và Garena.live khi chơi Overwatch. Ngoài ra chúng tôi cũng trải nghiệm nhanh PlayerUnknown's Battlegrounds ở mức thiết lập High và không hề gặp bất kỳ khó khăn nào.

Mở đầu với Tom Clancy’s Rainbow Six Siege, tựa game dù ra mắt đã hơn một năm nhưng mới trở nên phổ biến ở Việt Nam thời gian gần đây, dàn máy này không gặp chút khó khăn nào khi chạy mượt mà ở mức Ultra Setting, độ phân giải 2560x1440. Tuy nhiên, ngay cả khi nâng MultiSample Anti-aliasing lên mức MSAA 8x, vốn là phần ngốn tài nguyên nhất của game, máy vẫn có thể đạt mức FPS ổn định trên 200.

Benchmark Rainbow Six: Siege

Từ clip benchmark của game, có thể thấy FPS tối thiểu là 42 FPS, điều đó chỉ xảy ra khi có các hiệu ứng cháy nổ. Nhìn chung, FPS trung bình máy đạt được tới 60 và giữ khá ổn định ở mức đó, với FPS tối đa nhiều lúc có thể đạt tới gần 70.

Ở thời điểm ra mắt (5/2017), Tom Clancy’s Ghost Recon Wildland không tạo được nhiều dấu ấn, nhưng nay với chế độ PvP mới được giới thiệu, rất nhiều game thủ đã có cái nhìn khác về phiên bản này. Tom Clancy’s Ghost Recon Wildland, dù có PvP hay không, vẫn là một trong những game có phong cảnh đẹp nhất mà người viết từng thấy, hãy xem với cấu hình này game thủ sẽ có thể trải nghiệm hết được cảnh đẹp của Wildland không nhé.

Benchmark Tom Clancy's Ghost Recon Wildlands

Có thể thấy, cấu hình 60 triệu chạy tốt Tom Clancy's Ghost Recon Wildlands Max Setting ở độ phân giải 1920x1080 và Resolution Scale lên tới x1.2. Ghost Recon Wildlands là một tựa game rất nặng, nhưng dù tùy chỉnh Setting tới mức “extreme” như vậy, dàn máy này vẫn có thể chạy tốt với FPS tối thiểu drop không quá 55 và đạt được 74 FPS ở điều kiện hoàn hảo. PvP Mode của Ghost Recon Wildland đã ra mắt từ cuối tháng 7 và được đánh giá rất cao, từ việc chia class hợp lí tới gameplay mới lạ, đã kéo rất nhiều game thủ quay lại với Wildland và tăng đánh giá trên Steam của tựa game này từ Mixed lên Mostly Possitive chỉ trong thời gian rất ngắn.

Tiếp theo chính là tựa game mà mọi game thủ mong đợi nhất ở thời điểm này - PlayerUnknown’s Battleground. Với bản chất là một game có thời lượng dài, FPS thay đổi theo từng thời điểm, người viết đã thực hiện test Benchmark ở 3 giai đoạn khác nhau để bạn đọc dễ hình dung, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Sau khi bung dù ở Pochinki, benchmark trong vòng 1 phút.

Giai đoạn 2: Sau thời điểm Benchmark lần đầu 5 phút, bắt đầu quá trình lần 2 với cùng thời lượng.

Giai đoạn 3: Nhân vật ra khỏi Pochinki tiến vào khu vực Open Area, Benchmark trong thời gian 1 phút.

Sở dĩ khi ở giai đoạn 3 FPS sụt xuống 61 là vì nhân vật có thời điểm nằm trong Red Zone. Việc tụt FPS trong PUBG là khá phổ biến, một phần là do tựa game này còn trong giai đoạn Early Access và hiệu còn khá tệ.

Một số hình ảnh trong game:

Cuối cùng chúng ta sẽ test nhanh khả năng stream 3 kênh của cấu hình này với tựa game Overwatch.

Test stream 3 kênh khi chơi Overwatch ở mức High

Một số hình ảnh khi dàn máy “lên đèn”:

Các bạn độc giả có thể tham khảo và đặt mua cấu hình trên tại TechGuru Store. Chi tiết tham khảo thêm Fanpage tại địa chỉ https://www.facebook.com/techgurustorevn.

betterchoice