Tại sao Nhật Bản là thị trường game mobile khó "ăn" nhất thế giới?

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 25/05/2015 08:30 PM

Thị trường game mobile Nhật Bản là miền đất "dữ" cho mọi nhà phát triển nước ngoài cho dù nó đang có giá trị lớn nhất thế giới.

Là một nhà phát triển game mobile trong thời buổi hiện nay, chắc chắn ai cũng hướng tới Nhật Bản với mong muốn có thể phát hành sản phẩm và gặt hái thành công ở thị trường game mobile lớn nhất thế giới này, nhưng đừng để những số liệu thô đánh lừa, theo như lời chia sẻ cả nhà phân tích Serkan Toto của Kantan Games. Ở sự kiện Casual Connect Asia được diễn ra ở Singapore trong tuần trước, ông Toto đã nhấn mạnh tới một số điểm quan trọng mà các nhà phát triển nên tham khảo trước khi bước vào thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là một trong những thị trường game mobile khó thâm nhập trên thế giới,” ông Toto nói. Doanh thu trung bình mỗi game thủ chi tiêu để mua bán in-app (gọi tắt: ARPPU) ở Nhật Bản là khoảng 65 USD (1,4 triệu VNĐ) mỗi tháng. Đó là một con số cao, nhưng bạn sẽ chẳng thể hút nổi 1 USD từ đó nếu bạn phát hành game ngoại của mình ở Nhật Bản, và lịch sử đã chứng minh điều đó. Người dân nước này từ lâu đã có thói quen tiêu thu hàng nội địa hơn hẳn hàng ngoại, và đặc biệt là ở lĩnh vực game.

Puzzle & Dragons

Puzzle & Dragons

Bất cứ khi nào tôi nói chuyện với những công ty lớn, họ đều quá tự tin vào năng lực và thương hiệu của mình,” ông Toto nói. “Và tôi luôn cố gắng nói với họ rằng người dân ở Nhật Bản sẽ chẳng biết họ là ai hay những thành tựu họ đã có được ở Mỹ hoặc châu Âu.” Điều này đã hoàn toàn đúng ở thị trường game console truyền thống Nhật Bản, khi ông Toto chỉ ra một sự thật phũ phàng: “Từ năm 2001 đến năm 2013, số lượng game ngoại lọt vào top 100 ở thị trường Nhật Bản là con số ‘0’ và đó là con số tuyệt vời nói lên tất cả.”

Nhưng ngay cả với những game Nhật Bản, họ cũng gặp nhiều khó khăn bởi hầu hết doanh thu đều chảy vào đúng hai tựa game. “Nếu bạn nhìn vào những dữ liệu thô, bạn đang đi trên một con đường rất nguy hiểm,” ông Toto nhận định. “Có hai tựa game đang thống trị tất cả mọi thứ đó là: Puzzle & Dragons và Monster Strike.”

Đây là một chuyện hoàn toàn chính xác và không hề có chút cường điệu nào cả. Trong năm 2013, Puzzle & Dragons đã chiếm khoảng 51% tổng chi tiêu cho game mobile ở Nhật Bản. Hiện nay, hai cái tên Puzzle & Dragons và Monster Strike đã nắm khoảng 70 – 80% doanh thu toàn thị trường.

Monster Strike

Monster Strike

Bên cạnh đó, ông Toto cũng thẳng thắn đưa ra lời khuyên tới những nhà phát triển đang muốn nhắm tới thị trường Nhật Bản rằng: “Bạn chỉ nên cân nhắc tới Nhật Bản nếu như bạn đạt được một số tiêu chuẩn hoặc đang hoàn toàn làm bá chủ ở những thị trường lớn khác trên thế giới.”

Cu thể hơn, “một số tiêu chuẩn” đó bao gồm cả việc có một khoản tiền đầu tư khổng lồ cho marketing. Điều này đã mang lại hiệu cho một số nhà phát hành hàng đầu thế giới như Supercell, King, và Machine Zone, mặc dù game của họ có lọt vào top 30 game doanh thu cao nhất trên iOSAndroid ở Nhật Bản, nhưng chúng cũng không quá thành công như ở các nước khác.

Ngoài ra, nếu bạn không có tiền đầu tư cho quảng cáo TV, ông Toto gợi ý rằng bạn nên có ít nhất một trong những yêu cầu sau:

- Một game với ý tưởng sáng tạo, giá trị sản xuất cao, và/hoặc nhắm vào một đối tượng khách hàng cụ thể.

- Một nhà phát hành địa phương.

- Những cơ chế có thể mang lại doanh thu tốt dù chỉ có ít người chơi.

Còn nếu game của bạn không đạt nổi 1 tiêu chí ở trên, Nhật Bản chắc chắn không phải là đất lành cho bạn.

Theo VentureBeat

 

>>"Seeding" là bí mật để cạnh tranh game mobile ở Trung Quốc