Double Fine vs Activision
Quay ngược trở lại thời điểm năm đầu năm 2009, Acitivision bắt tay với Double Fine trong một dự án game lớn mang tên Brutal Legend. Trong điều khoản đã thỏa thuận, Activision đồng ý chi ra 15 triệu USD để đối tác của mình hoàn thành sản phẩm.
Tuy nhiên, gặp phải một số sự cố trong quá trình phát triển, Double Fine xin thêm một khoản tiền 7 triệu USD và yêu cầu ra hạn thêm 9 tháng nữa. Không đồng ý với điều khoản mà đối tác đưa ra, thương vụ đổ bể và ông lớn Activision quyết định thả nổi dự án hợp tác này.
Tuy nhiên, rắc rối chỉ thực sự nảy sinh khi EA (nhân vật thứ 3) nhảy vào cuộc. Đại gia làng game này bỗng chốc trở nên tốt bụng và sẵn sàng chìa tay giúp đỡ Double Fine trong lúc khó khăn.
Tháng 10 năm 2009, Brutal Legend chính thức ra mắt và đem về một khoản lợi nhuận không nhỏ cho EA. Nhìn thấy “món hời” bị nẫng mất, Activision nóng mắt, liền nhảy trở lại cuộc chơi để đệ đơn ra tòa kiện bản quyền tựa game mới ra mắt.
Hiển nhiên là bằng chứng mà Activision đưa ra là vô căn cứ. Double Fine hoàn toàn chứng minh được rằng Brutal Legend là sản phẩm của riêng họ. Mặc dù trước đây cả hai có cùng bắt tay trên lĩnh vực tài chính nhưng chính Activision là những người đã chấm hứt hợp đồng, họ không còn quyền hành cũng như ảnh hưởng nào nữa đến tựa game này.
Phiên tòa kết thúc, không những không đạt được được mục đích, Activision còn dính đòn “hồi mã thương” khá đau đớn, khi phải đền bù một khoản tiền cho “cựu đối tác” của mình.
Mọi người vs Guitar Hero
Có vẻ như Activision không phải là người được yêu thích trong lĩnh vực phát triển trò chơi âm nhạc. Bằng chứng là Guitar Hero – một sản phẩm đáng tự hào nhưng không kém phần tai tiếng, bị đâm đơn kiện liên miên.
Mỗi tháng, mỗi tuần lại nhận được một giấy mời ra hầu tòa, người người kiện, nhà nhà kiện, cứ như thể là việc kiện tụng đã trở thành một nếp sống của những “Sao nhạc Rock” này vậy. Tuy nhiên, đa phần trong số đó đều bắt nguồn từ độ “chảnh” của các ca sĩ nổi tiếng – những hình mẫu đã được mô phỏng trong game.
Ví dụ gần đây nhất đó là ca sĩ hát chính của nhóm Maroon 5: Adam Levine. Sau khi bắt gặp những động tác nhún nhảy của mình được sử dụng trong game, anh lập tức gọi luật sư để kiện đối tác vì tội vi phạm bản quyền!
Thế nhưng đến khi kết thúc vụ kiện, Adam mới ngã ngửa ra rằng Activision không chỉ có quyền sử dụng hình ảnh của mình mà còn là tất cả những cử chỉ, hành động của anh trong phòng thu.
Tất nhiên cũng không chỉ có riêng một vụ việc này, việc đâm đơn kiện Guitar Hero có lẽ đã thực sự trở thành một trào lưu, một “lối sống đẹp” nên bắt chước nhau của các sao. Gwen Stefani cũng đã từng tự làm bẽ mặt mình bởi những vụ bê bối vu vơ kiểu vậy.
Cô kiện nhà sản xuất game vì nhân vật trong game bắt chước hình mẫu của cô trong bài hát No Doubt. Sau đó, Activision lại đòi bồi thường ngược trở lại với lý do vi phạm hợp đồng?!?
Đến nhân vật Slash ảo (ở giữa) cũng bị kiện.
Axl Rose – ca sĩ nhạc Rock nổi tiếng, thành viên của Guns ‘N Roses, cũng là một trường hợp tương tự. Không hiểu ông có thù oán gì với người bạn cũ Slash của mình (cũng từng là một thành viên của Guns ‘N Roses đã rời ban nhạc từ năm 1996) đến nỗi Rose kiện nhà sản xuất vì đã hình tượng hóa quá mức cần thiết.
Ông cho rằng nhân vật được chuyển thể trong game chỉ là một hình nộm: "
đầy lừa lọc và dối trá". Thậm chí ông còn đòi hủy bỏ tất cả những bài hát của Slash trong game!! Kết quả tất nhiên là những lý lẽ thóa mạ đồng nghiệp, mang tính chất trả đũa của trẻ con không bao giờ được tòa án chấp nhận.
Tuy nhiên, những vụ kiện hài hước không chỉ đến từ những siêu sao lớn. Gibson – một nhà thiết kế và sản xuất đàn guitar cũng là một trong số những người muốn gây thù chuốc oán với
Guitar Hero.
Ông đâm đơn kiện ra tòa vì cho rằng thiết kế tay cầm “guitar ảo” của Activision đã ăn cắp ý tưởng của ông. Sau phiên tòa, Activision chứng minh được sự trong sạch của mình và Gibson phải đền bù với một khoản tiền nhỏ mang tính tượng trưng.
Infinity Ward vs Activision
Call of Duty không chỉ hấp dẫn bởi những cuộc chiến máu lửa hoành tráng trong game, sức cuốn hút của nó thậm chí còn mạnh mẽ hơn với những câu chuyện ngoài đời và cuộc “nội chiến” xoay quanh Infinity Ward và Activision.
Một bên là nhà sản xuất, một bên là nhà phát hành, họ đã bắt tay với nhau trong rất nhiều dự án lớn và đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Ít ai có thể tưởng tượng ra rằng một ngày nào đó 2 gã khổng lồ này lại quay lưng lại với nhau, ấy vậy mà sự việc đáng buồn đó vẫn xảy ra.
Mọi chuyện bắt đầu khi 2 “đầu não” của Infinity Ward là Jason West và Vince Zampella rời bỏ công ty để đến với Respawn Entertainment (một đối tác thân cận của EA).
Infinity Ward lập tức đâm đơn kiện Activision vị họ đã không trả đủ khoản tiền hoa hồng mà nhân viên của họ đáng lẽ ra phải nhận được với sản phẩm tiền tỉ
Modern Warfare 2.
Tuy nhiên, rất bất ngờ khi Activision đáp trả lại bằng một lập luận khá “cùn”, họ kiện ngược trở lại Infinity Ward vì đã vi phạm hợp đồng?!?
Đôi bên đều có những lập luận của riêng mình, và cả 2 đều yêu cầu một khoản tiền bồi thường thiệt hại không nhỏ. Cuối cùng ai sẽ thắng? Kết quả vẫn chưa được phân định cho đến khi phiên tòa tới đây kết thúc.
Tham khảo tại IGN.