Với iPad 2, Apple đang bước vào kỷ nguyên "hậu PC"?

Nguyên Khang  | 06/03/2011 0:00 AM

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mang tên gọi "hậu PC", theo quan điểm của Apple.

Vào ngày 2/3 (giờ Mỹ), Apple đã chính thức giới thiệu với thế giới thế hệ máy tính bảng tiếp theo của hãng: iPad 2. Đây quả là một thiết bị đẹp và tinh tế. Dĩ nhiên! Vì đó là điều thường thấy trong các sản phẩm mà Quả táo đã từng ra mắt.
 
 
Tuy nhiên, điểm nhấn đáng chú ý nhất của buổi lễ lại không nằm ở việc Apple loan báo với người hâm mộ rằng họ đã cho ra mắt thế hệ máy tính bảng tiếp theo, một sản phẩm hứa hẹn sẽ nối tiếp thành công của iPad đời đầu đang hiện hữu. Đó cũng phải là sự xuất hiện có phần bất ngờ của Steve Jobs trên sân khấu. Mà điều quan trọng nhất sau sự kiện vừa qua nằm ở chỗ Apple đã gợi mở cho thế giới thấy một viễn cảnh có thật trong tương lai mà con người có thể dự đoán trước. Đó là một ý tưởng mà Quả táo vô tình hoặc cố tính thực hiện, nhưng không bao giờ diễn tả được trọn vẹn.
 
Tuần này, Apple đã chỉ ra cho mọi người thấy cách mà họ đang đối đầu trực diện với các đối thủ. Thêm vào đó, hãng không chỉ là người giữ vai trò then chốt mà còn chủ động định nghĩa lại xu hướng này. Cụ thể, Quả táo cắn dở đang tiến từng bước vào kỷ nguyên điện toán “hậu PC”!
 
 
Nổi tiếng với cách nghĩ khác người, Apple đang có cái nhìn mới về điện toán cũng như việc sử dụng chến lược marketing truyền miệng, Apple đã thay đổi quy luật của trò chơi. Sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất đồ công nghệ đang khiến thị trường trở nên khó khăn hơn. Để có thể chiếm được thị phần, các mẫu sản phẩm phải chứng tỏ được mình qua các tranh cãi và nhiều luồng dư luận trái chiều (theo lời Steve Jobs và các đồng nghiệp).
 
Ở kỷ nguyên mới, Apple không trực tiếp chạy đua về cấu hình, tính năng và có lẽ hãng cũng không hề muốn làm vậy. Minh chứng rõ rệt nhất là cấu hình của iPad 2 không quá nổi trội như các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hãy suy nghĩ một chút, sẽ ra sao nếu thị trường không còn có những cuộc tranh luận kịch liệt, bàn cãi nóng hổi quanh các đặc tính sản phẩm như phần cứng, khả năng hiển thị, bộ nhớ, hay kết nối không dây. Thay vào đó, chất lượng trải nghiệm thông qua thiết bị mà người dùng cảm nhận được sẽ là tiêu chí chính được đưa ra để so sánh?
 
Apple thường không thể hiện nhiều quan điểm về các vấn đề tranh cãi xung quanh cấu hình sản phẩm, và chắc chắn rằng những cuộc bàn tán như vậy là không cần thiết và rất vô ích. Có thể ví von sự so sánh giữa một thiết bị có cấu hình mạnh và một thiết bị được yêu thích như việc chúng ta cố gắng so sánh một chiếc xe đua với một quyển sách mang lại cảm xúc đặc biệt. Ở thời kỳ “hậu PC” chẳng có thứ gì quan trọng và được quan tâm nhiều hơn trải nghiệm về sản phẩm.
 
 
Giờ đây, khi nhận định sự hơn kém giữa các sản phẩm, đó sẽ không phải là cuộc đua tốc độ CPU hay RAM, cũng không phải về chất lượng, độ phân giải màn hình hay số lượng cổng giao tiếp. Để đánh giá một sản phẩm có giá trị hay không, chỉ đơn giản là xét tới trải nghiệm khi sử dụng. Hãy tưởng tượng, hành động tiêu tốn hàng triệu USD cho việc quảng cáo sẽ đều trở lên vô ích nếu sản phẩm không đáp ứng được kì vọng từ người sử dụng. 
 
Nói cách khác, cho dù Motorola có bỏ ra bao nhiêu chi phí hô hào mọi người ủng hộ kế hoạch nâng cấp 4G của Xoom nhưng tốc độ truyền tải dữ liệu "chậm chạp" hoặc không ổn định thì chắc chắn nhiều người sẽ cho rằng: "Thà dùng 3G còn hơn". Trong khi đó, Apple không chạy đua 4G, cũng không đi theo "ma lực" của xung nhịp CPU, hãng chỉ cần chăm chút khách hàng và nói với họ rằng cấu hình cũng như tốc độ gấp bao nhiêu lần thế hệ sản phẩm trước và qua đó, để phục vụ tốt hơn trải nghiệm của người dùng chứ không phải để đem ra so sánh với đối thủ!
 
 
Quả táo cũng không hề nói rằng họ đã đánh bại các đối thủ khác trên thị trường máy tính bảng. Thay vào đó chỉ là câu nói: “Chúng tôi chỉ làm một việc. Trong khi đó các đối thủ cũng chỉ cùng làm một việc, nhưng cùng nhau”. Người ta có thể hiểu câu nói bóng gió của Apple là để ám chỉ hãng chính là người tiên phong và duy nhất bước vào thế giới sáng tạo, nhằm đem đến những trải nghiệm tốt nhất tới người tiêu dùng. Còn các đối thủ chỉ làm một việc duy nhất: sao chép lại những ý tưởng đó. Apple và họ - các đối thủ - đang không cùng chơi một trò chơi.
 
Đấy là còn chưa kể tới chuyện Apple đã từ bỏ thị trường PC từ lâu và tập trung nhắm vào laptop để đạt được những doanh số ấn tượng, vượt ngoài sự kỳ vọng. Nhưng khi nhìn lại chúng ta thấy vẫn còn đó Mac OS X Lion, với giao diện giống với iOS và đem lại những trải nghiệm đơn giản và thú vị hơn. Nếu như Apple có một cách thức của riêng mình, và nếu doanh số của các thiết bị di động tiếp tục vẫn ngày càng lên cao như hiện nay thì một viễn cảnh "không còn máy tính cá nhân" sẽ rất phù hợp.
 
Nhưng nếu điều đó trở thành sự thực, vấn đề của Motorola, Samsung, HP, RIM hay bất cứ một hãng công nghệ nào khác đối đầu với Apple sẽ trở nên ngày càng khó khăn hơn. Mặc dù tất cả các đối thủ trên đều cố gắng nâng cao sức mạnh hay cấu hình máy tính bảng của mình nhưng vẫn chưa có ai có thể thỏa mãn được người dùng.
 
Tiêu biểu như Xoom, sản phẩm có thể được đánh giá là mạnh mẽ về cấu hình như lại không có điểm nhấn thật sự, vì vậy nên con đường phía trước của sản phẩm này sẽ còn dài và gặp nhiều gian nan. HP có thể trang bị tính năng Touch-to-Share cho máy TouchPad của mình nhưng nếu so sánh trải nghiệm mà GarageBand cùng hơn 65.000 ứng dụng hiện nay dành cho máy iPad thì Touch-to-Share vẫn chưa là gì. Nói cách khác, TouchPad cũng vẫn khó có thể nhìn thấy một con đường rõ ràng tới cạnh tranh thị phần cùng iPad. Câu chuyện tương tự cũng có thể được áp dụng cho RIM và HTC.
 
 
Điều mà Apple đã làm được sau khi giới thiệu về iPad 2 còn nằm ở ngoài những gì mà ngôn từ có thể miêu tả được. Apple không chỉ đang thử thách những nhận thức về PC mà còn cố gắng thuyết phục rằng thời đại của máy tính cá nhân đã qua (chí ít là với số đông người). Hãng đang hướng người tiêu dùng tới câu hỏi: liệu họ có còn muốn hay cần tới một thứ gì đó mang tên PC nữa hay không? Đó liệu có phải là một phần trong kế hoạch của Quả táo. Apple đang trong quá trình biến iPad trở tiêu chuẩn mới, từ vẻ ngoài, cảm nhận cho tới phần mềm và trải nghiệm có được từ thiết bị.
 
 
Apple không chỉ muốn thống trị thị trường, hãng còn có tham vọng sở hữu cả quan điểm của thị trường. Điều tương tự đã từng xảy ra ở iPod. Khi đó, các công ty như HP, Samsung và ngay cả Microsoft đều chiến đấu chống lại Apple trong cuộc chiến giành tình cảm và lý trí của khách hàng, nhưng tất cả đều thất bại dưới chân Quả táo cắn dở.
Xem thêm:

apple

phân tích

pc