Phải chăng làng game Việt chưa thể thoát khỏi "game rác"?

Nút Chuối  - Theo Màn Ảnh Sân Khấu | 03/10/2014 12:27 AM

Game thủ Việt lại tiếp tục "cống nạp" tiền bạc của mình cho những tựa game với chất lượng chỉ đạt ngưỡng trung bình.

Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, thị trường game online Việt Nam vốn đang nở rộ sau những sản phẩm chất lượng cao, thu hút được sự chú ý của rất nhiều game thủ. Thế nhưng hiện tại trên thị trường chỉ có một số vô cùng nhỏ cái tên ấn tượng trong biển khơi bao la những webgame "sao y bản chính" - hay thường được gọi là game rác. Vậy thì tại sao mặc dù bị "ném gạch" rất nhiều song các loại game kém chất lượng vẫn "ào ạt" đồ về nước ta?

Không thể tin vào game rác của Trung Quốc 1

Câu hỏi này mặc dù đã khá cũ, nhưng vẫn còn nhức nhối trong lòng game thủ và nhận được sự quan tâm của không ít những người yêu thích game online. Càng ngày vấn đề càng trở nên nổi cộm và trên thực tế cũng có rất nhiều gamer đã tham gia thảo luận xung quanh các lý do khiến nhiều nhà phát hành Việt Nam tiếp tục đầu tư tiền bạc để mua webgame chất lượng thấp về phát hành. Nguyên nhân là do đâu?

Lợi nhuận

Thành thực mà nói thì bất kỳ công ty nào cũng phải đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu bởi kinh doanh là phải có lãi, nếu không có lãi đồng nghĩa với việc thất bại và lụi tàn, trường hợp xấu có thể phải đóng cửa công ty - đẩy nhiều người ra đường bơ vơ thất nghiệp. Việc phát hành một game online trên thực tế có rất nhiều rủi ro và yêu cầu có nguồn vốn lớn.

Trong khi đó những webgame "rác" có giá thành cực thấp, chi phí vận hành cũng thuộc dạng "dễ thở" nhưng nếu may mắn thành công thì lại đem về lợi nhuận lớn không thua kém những game khủng. Với một phép so sánh đơn giản, các nhà phát hành sẽ chẳng ngần ngại mua về một sản phẩm có tiềm năng như vậy với giá thành rẻ.

Tại sao lại phải nhập game rác về Việt Nam? 4

Một game online khủng có giá thành lên tới hàng trăm ngàn USD, tương đương với hàng tỷ đồng, có game lên tới hàng chục tỷ đồng. Nếu chẳng may sơ sẩy, sản phẩm thất bại trên thị trường đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải gánh một món nợ khổng lồ và đứng trước nguy cơ phá sản. Do vậy, không chỉ các nhà phát hành nhỏ lẻ mà ngay cả đối với các công ty lớn thì việc cân nhắc đưa về một trò chơi chất lượng luôn là bài toán nan giải.

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường cũng có không ít game online có chất lượng khá và giá thành rẻ, đồng thời cũng thu được những thành công nhất định khi ra mắt trên thị trường. Thế nhưng các công ty lớn dường như vẫn chưa có đủ khả năng để nhận định cũng như một chút "tinh tế" trong việc lựa chọn đầu game, dẫn tới việc các sản phẩm thuộc dạng khá chưa thể thay thế cho dàn webgame rác tràn ngập.

Có cung thì mới có cầu?

Rõ ràng, muốn thu được lợi nhuận thì game phải có người chơi, nếu như game thủ Việt Nam hoàn toàn nói không với webgame chất lượng thấp thì chắc chắn chúng sẽ không còn đất sống tại mảnh đất hình chữ S. Có cung thì mới có cầu, trên thực tế vẫn có rất nhiều gamer gắn bó với những game online rác và nạp tiền "không suy nghĩ" để có thể duy trì cảm giác "bá đạo" nhất thế giới ảo mà chẳng cần bỏ nhiều công cày kéo.

Vì sao game rác vẫn về Việt Nam đều đều? 1

Ngoài ra cũng có không ít người mặc dù có niềm đam mê lớn với game song cuộc sống không chỉ có "chơi điện tử", khi công việc và gia đình chiếm hết khoảng thời gian trong ngày thì việc lựa chọn một webgame nhàm chán nhưng tự động, thi thoảng mở lên nhìn nhân vật chạy đi chạy lại, rảnh rỗi thì đi PK, săn boss đã là niềm vui rất lớn rồi...

Khó lòng tin vào tương lai của "game rác"

Game không phép – theo cách gọi của game thủ là “game lậu” đúng với nghĩa là nhập lậu. Những đầu game lậu này “móc túi” game thủ Việt Nam hàng tỷ đồng mỗi ngày. Âm thầm phát hành và sau khi tận thu thì… bất thình lình đóng cửa. Năm 2013, cơ quan chức năng truy quét 3 cổng game lậu: KoramGame, Myw.vn, Gaubay.vn là những cổng game rất mạnh của nhà phát hành đến từ Trung Quốc.

Vì sao game rác vẫn về Việt Nam đều đều? 2

“Một ngày KoramGame thu được từ các game thủ Việt Nam 1,3 – 1,5 tỷ đồng”. Những tựa game lậu đã tồn tại 2 năm nay từ các cổng game đó:Hiệp Khách Tam Quốc, Phong Vân Tam Quốc, Phi Tiên, Tiếu Ngạo Tây Du và rất nhiều tựa game khác được cộng đồng game thủ Việt hưởng ứng nhiệt tình. Phải hiểu rằng: nhiệt tình ở đây là cắm đầu cày cuốc và điên cuồng nạp thẻ, với con số “vài tỷ” mỗi ngày đó. Và sau truy quét, game thủ mất trắng!

Những tựa game gần như là giống nhau hoàn toàn về gameplay, chỉ thay tên, đổi giao diện, icon bên ngoài. Không kiếm hiệp thì Tam quốc, cứ ồ ạt “phát hành” và ai cũng có thể nhận ra nguồn gốc các game đó xuất xứ từ Trung Quốc. Game thủ thường không quan tâm “ai là nhà phát hành tại Việt Nam”, lợi dụng điều đó các nhà phát hành Trung Quốc cứ âm thầm “móc túi” người Việt.

“Văn hóa” văng tục: Không chỉ có ở game thủ Việt 5

Ngoài nội dung lặp đi lặp lại của các game “mỳ ăn liền”, chúng có gì khác, hay cũng lại những chiêu trò “hút máu”: nạp thẻ lần đầu tặng quà VIP, nâng cấp VIP. Chả ở đâu mà một người bỏ vài triệu vào game là đã có nhân vật đứng-trên-vạn-người. Người Trung Quốc thật hiểu game thủ Việt – những người dễ tính nhất Thế giới và cực kỳ háo danh!

Và cứ như vậy, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của một bộ phận game thủ, một số các nhà phát hành đã nhập ồ ạt game rác và những chiêu trò để quảng bá. Và cứ như vậy, game thủ Việt lại tiếp tục "cống nạp" tiền bạc của mình cho những tựa game với chất lượng chỉ đạt ngưỡng trung bình.

Đã đến lúc game thủ Việt phải tôn trọng lòng tự trọng của mình. Quay lưng với game Việt, chúng ta trở thành bãi chứa game rác Trung Quốc đến bao giờ?

>> Hỏi game thủ: Game như thế nào thì không phải "game rác"?