Đau ruột với bộ ảnh chế: Mãnh tướng Tam Quốc dùng cả tuổi thanh xuân để làm gì?

Nipp  - Theo Trí Thức Trẻ | 20/11/2017 02:56 PM

Vô Địch Tam Quốc
19/10/2017 NCB: Đang cập nhật NPH:

Bộ ảnh chế ăn theo trào lưu hài hước "tuổi thanh xuân để làm gì?" mới đây đã khiến biết bao game thủ trong cộng đồng Vô Địch Tam Quốc cười sái hàm vì độ siêu lầy lội của người chế.

Vài ngày trở lại đây, mạng xã hội Facebook tại Việt Nam lại rộ lên trào lưu hỏi nhau câu hỏi: "Bạn đã dành cả tuổi thanh xuân để làm gì?". Những câu trả lời mang tính chất ngẫu nhiên nhưng cực kì vui vẻ và thú vị như "Dành cả tuổi thanh xuân để kiểm tiền mua iPhone X", "để ăn và giảm cân"... khiến trào lưu này nhanh chóng thu hút được rất nhiều sự chú ý và hưởng ứng của những người dùng mạng xã hội trẻ.

Điều đáng nói là sau khi trào lưu đậm chất "ngôn tình" này vô tình rơi vào tay cộng đồng game thủ Việt, xưa nay vốn nổi tiếng lầy lội vô đối. Nó đã lập tức biến thành nhiều dị bản mang phong cách Tam Quốc, kiếm hiệp và thậm chí là nhiều nhân vật game nổi tiếng khác. Điển hình là bộ ảnh chế "mãnh tướng Tam Quốc dùng cả tuổi thanh xuân để làm gì?" xuất hiện trong cộng đồng người chơi Vô Địch Tam Quốc, hiện đang khiến bao người cười bò vì độ siêu lầy những tấm ảnh mang lại. Các bạn có thể theo dõi ngay bên dưới đây!

Lưu ý: Vì nội dung bài có nhiều thuật ngữ, câu dẫn mà ắt chỉ người đọc truyện, xem phim Tam Quốc nhiều năm mới hiểu nên phần ảnh người viết sẽ có thêm phần giải nghĩa, giúp độc giả nắm được rõ hơn.


Sau trận Xích Bích, biết rõ ý đồ của Gia Cát Lượng muốn mượn Kinh Châu rồi không trả. Tử Bố nhiều lần hiến kế cho Chu Du để đoạt lại đất.

Sau trận Xích Bích, biết rõ ý đồ của Gia Cát Lượng muốn mượn Kinh Châu rồi không trả. Tử Bố nhiều lần hiến kế cho Chu Du để đoạt lại đất.


Sau trận Xích Bích, lấy lại đất Kinh Châu luôn là nỗi ấm ức của Chu Du cho đến tận lúc qua đời.

Sau trận Xích Bích, lấy lại đất Kinh Châu luôn là nỗi ấm ức của Chu Du cho đến tận lúc qua đời.


Gia Cát Lượng là người năm lần bảy lượt hiến kế cho Lưu Bị để cố tình mượn Kinh Châu của Đông Ngô mà không trả.

Gia Cát Lượng là người năm lần bảy lượt hiến kế cho Lưu Bị để cố tình mượn Kinh Châu của Đông Ngô mà không trả.


Vì chuyện nuôi quân mưu nghiệp lớn, Lưu Bị bất đắc dĩ phải chơi lầy với chiêu mượn Kinh Châu mà không trả.

Vì chuyện nuôi quân mưu nghiệp lớn, Lưu Bị bất đắc dĩ phải "chơi lầy" với chiêu mượn Kinh Châu mà không trả.


Vuốt bộ râu dài là thói quen của mãnh tướng Quan Vũ thời Tam Quốc, được miêu tả rõ từ tiểu thuyết gốc cho đến phim ảnh.

Vuốt bộ râu dài là thói quen của mãnh tướng Quan Vũ thời Tam Quốc, được miêu tả rõ từ tiểu thuyết gốc cho đến phim ảnh.


Trương Phi là mãnh tướng thời Tam Quốc được miêu tả với tích cách nóng nảy, dữ dằn như hổ. Chỉ bằng một tiếng hét lớn, đã có thể khiến tướng Hạ Hầu Kiệt của Tào Tháo sợ vỡ mật mà chết.

Trương Phi là mãnh tướng thời Tam Quốc được miêu tả với tích cách nóng nảy, dữ dằn như hổ. Chỉ bằng một tiếng hét lớn, đã có thể khiến tướng Hạ Hầu Kiệt của Tào Tháo sợ vỡ mật mà chết.


Vì mưu lợi cá nhân, Lữ Bổ phản cha nuôi Đinh Nguyên để về nhận Đổng Trác là cha. Sau này lại phản giết Đổng Trác vì mối ghen Điêu Thuyền.

Vì mưu lợi cá nhân, Lữ Bổ phản cha nuôi Đinh Nguyên để về nhận Đổng Trác là cha. Sau này lại phản giết Đổng Trác vì mối ghen Điêu Thuyền.


Điêu Thuyền, mỹ nhân nổi tiếng thời Tam Quốc và cũng là người có công rất lớn khi thực hiện kế ly gián cha con Đổng Trác - Lữ Bố.

Điêu Thuyền, mỹ nhân nổi tiếng thời Tam Quốc và cũng là người có công rất lớn khi thực hiện kế ly gián cha con Đổng Trác - Lữ Bố.


Triệu Tử Long là mãnh tướng nổi tiếng với tích: Xông pha Trường Bản, cứu Ấu chúa.

Triệu Tử Long là mãnh tướng nổi tiếng với tích: Xông pha Trường Bản, cứu Ấu chúa.


Lưu Thiện, đứa con duy nhất của Lưu Bị, được xét là hậu chủ bất tài vô dụng, không thể giữ nổi nghiệp nhà Hán.

Lưu Thiện, đứa con duy nhất của Lưu Bị, được xét là hậu chủ bất tài vô dụng, không thể giữ nổi nghiệp nhà Hán.


Tào Tháo rất ít khi đích thân ra trận mạc, nhưng lần nào ra cũng sẽ khiến kẻ địch phải một phen hú vía tháo chạy.

Tào Tháo rất ít khi đích thân ra trận mạc, nhưng lần nào ra cũng sẽ khiến kẻ địch phải một phen hú vía tháo chạy.


Tư Mã Ý, một vị tướng tài nổi tiếng của nhà Ngụy thời Tam Quốc, trí tuệ sánh ngang với Gia Cát Lượng đồng thời cũng có tính đa nghi y hệt Tào Tháo.

Tư Mã Ý, một vị tướng tài nổi tiếng của nhà Ngụy thời Tam Quốc, trí tuệ sánh ngang với Gia Cát Lượng đồng thời cũng có tính đa nghi y hệt Tào Tháo.