- Theo Trí Thức Trẻ | 12/11/2017 02:03 PM
Như thông tin được chúng tôi đăng tải trong nhiều bài viết trước đây, Vô Địch Tam Quốc là tựa game được xây dựng dựa trên bối cảnh thời Tam Quốc sở hữu lối chơi kết hợp cả hai yếu tố nhập vai chiến thuật đánh theo lượt và thẻ tướng. Bên cạnh đó từng hoạt động, tính năng đặc sắc trong game đều được lồng ghép hài hòa trong suốt quá trình trải nghiệm, từ đó tạo nên nét độc đáo riêng cho trò chơi.
Trong Vô Địch Tam Quốc, kỹ năng tướng đôi khi cũng là yếu tố quyết định thành bại của cả trận đấu.
Đặc biệt game cũng sở hữu hệ thống võ tướng hết sức phong phú, có tạo hình giống với hình tượng miêu tả trong tiểu thuyết, đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Để gia tăng thêm tính chiến thuật, trò chơi có đưa thêm vào hệ thống trận pháp, người chơi có thể có 5 nhân vật đứng theo đội hình 3×3, mỗi dạng trận phép sẽ mang lại một công dụng bổ trợ riêng biệt.
Và đôi khi bạn cũng sẽ gặp phải những kỹ năng tướng được đặt tên rất... kỳ quặc.
Mỗi tướng lĩnh xuất hiện trong game này đều có kỹ năng cũng như tư chất thiên phú riêng, kết hợp với kỹ năng của Chủ Tướng sẽ hình thành rất nhiều chiến thuật khác nhau. Hầu hết kỹ năng các tướng sử dụng đều có tên gọi vô cùng kỳ quặc, nhưng ít ai biết từng skill tướng sử dụng trong trò chơi đều được lấy dựa trên những điển tích lịch sử nổi tiếng thời Tam Quốc tranh hùng bấy giờ. Dưới đây, người viết sẽ giúp game thủ giải nghĩa được phần nào ý nghĩa tên gọi lạ lùng của các bộ kỹ năng trong trò chơi.
Cửu Cung Bát Quái
Kỹ năng này vốn được lấy tên gốc từ Bát Quái Trận Đồ - một loại trận pháp cổ mà vị quân sư Gia Cát Lượng sáng tạo ra, đã có rất nhiều kỳ tài và danh tướng thời Tam Quốc cố tìm cách vượt qua kỳ trận này nhưng ai nấy đều nhận về thất bại, thậm chí bỏ mạng trong trận.
Trong Vô Địch Tam Quốc, Cửu Cung Bát Quái là kỹ năng khi thi triển sẽ gây liên tiếp lực sát thương mạnh tác động lên toàn đội hình đối thủ, đồng thời nó còn mang tỷ lệ kích bạo sát thương rất cao. Thật sự là loại kỹ năng "hút máu" đội hình địch mà ai đối đầu cũng phải kiêng dè.
Quỷ Tài Di Kế
Là người đọc tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa nhiều năm, hẳn ai cũng đều công nhận rằng thiên hạ loạn thời bấy giờ thường đề cao danh tiếng, tài năng của hai vị quân sư Ngọa Long (Gia Cát Lượng) và Phượng Sồ (Bàng Thống) cao hơn hẳn những vị mưu sĩ cùng thời khác như Từ Thứ, Quách Gia. Thế như điều này chưa chắc đã đúng nếu xét về Quách Gia. Đây là vị mưu sĩ mà Tào Tháo vô cùng trọng dụng đời cuối Đông Hán, cũng là người quan trọng giúp Tào Tháo thống nhất miền Bắc thời Tam Quốc.
Nếu như Gia Cát Lượng được người đời vinh danh là "Ngọa Long" thì Quách Gia cũng được biết đến với danh "Quỷ Tài". Đó cũng chính là lý do vì sao kỹ năng gây mù và làm choáng của vị quân sư này trong Vô Địch Tam Quốc lại được đặt tên theo hiệu "Quỷ Tài Di Kế", cốt cũng để tôn vinh mưu trí của vị quân sư yểu mệnh này của nhà Ngụy.
Hỏa Thiêu Xích Bích
Xích Bích là một trong những trận đánh lớn thời Tam Quốc. Trận đánh đã được hầu hết sử gia miêu tả trong các tác phẩm lịch sử, ghi dấu ấn công lao của nhiều nhân vật lừng danh. Đồng thời, tài năng, tính cách của những Chu Du, Gia Cát Lượng, Tôn Quyền, Tào Tháo... cũng được khắc họa rất chi tiết. Cùng nhờ vào trận Xích Bích này mà thế chân vạc Ngụy, Thục, Ngô chính thức được hình thành.
Trong Vô Địch Tam Quốc, "Hỏa Thiêu Xích Bích" cũng được coi là một kỹ năng gây sát thương diện rộng kèm tỷ lệ kích bạo cao (có lẽ chỉ sau mỗi kỹ năng Cửu Cung Di Quái của Gia Cát Lượng). Khi sử dụng kỹ năng này, bạn cũng có thể nhìn thấy một đội thuyền chiến rực lửa lao về phía kẻ địch.
Thanh Long Yểm Nguyệt
Theo truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thanh Long Yển Nguyệt Đao vốn là món vũ khí thần binh được danh tướng Quan Vũ sử dụng trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình. Qua việc sử dụng thanh bảo đao này, Quan Vũ đã liên tiếp trảm hạ hàng loạt những vị tướng máu mặt cùng thời với mình như: Hoa Hùng, Nhan Lương, Văn Xú, Hạ Hầu Tồn...
Kỹ năng "Thanh Long Yển Nguyệt" đi cùng với Quan Vũ trong Vô Địch Tam Quốc âu cũng chính là một yếu tố vinh danh dũng khí của vị tướng này trước muôn vàn quân địch. Chỉ một trảm bằng kỹ năng kể trên, Quan Vũ có thể kết liễu nhiều tướng trong đội hình địch với điều kiện còn 50% máu.
Phụng Hoàng Niết Bàn
Thiên hạ thời Tam Quốc nổi danh khắp chốn với hai bậc mưu sĩ kỳ tài, đó chính là Ngọa Long (Gia Cát Lượng) và Phượng Sồ (Bàng Thống) với câu tương truyền: "Ai được một trong hai thì có thể bình được thiên hạ". Đối với cộng đồng người chơi Vô Địch Tam Quốc, Bàng Thống là danh tướng được yêu thích cũng vì hai kỹ năng Hỏa Phụng Liêu Nguyên và Phụng Hoàng Niết Bàn gây sát thương khá mạnh, nhưng nếu tinh ý, bạn có thể hiểu rằng Hỏa Phụng Liêu Nguyên là lấy cảm hứng từ trận Xích Bích, bởi vì người hiến kế cho Tào Tháo lấy xích sắt cột chặt các thuyền lại cùng nhau chính là Bàng Thống. Còn Phụng Hoàng Niết Bàn lại có ý ám chỉ cái chết đáng tiếc của vị quân sư này tại gò Lạc Phượng.
Giang Đông Xưng Bá
Trong game, khi sở hữu danh tướng Tôn Sách bạn sẽ mở khóa được bộ kỹ năng này, cái tên Giang Đông Xưng Bá nhằm muốn nói đến hành trình tiến về Giang Đông dẹp loạn và dựng lên nghiệp lớn cho nước Đông Ngô của Tôn Sách. Tôn Sách là con trai trưởng của Trường Sa thái thú Tôn Kiên, người đã bị giết chết trong một trận đánh với Kinh Châu thứ sử Lưu Biểu khi Tôn Sách mới 16 tuổi.
Cha mất, đất đai bị chiếm, Tôn Sách cùng em là Tôn Quyền, lúc đó mới 10 tuổi, và các bộ tướng cũ của cha đầu hàng Viên Thuật, người đã sai Lưu Biểu giết cha mình để tiến về vùng Giang Nam nhằm xây dựng cơ sở quyền lực của mình tại đây. Với sự giúp đỡ của Trương Chiêu và Chu Du, Tôn Sách đã có thể thiết lập nền tảng cho sự ra đời sau này của nhà nước Đông Ngô.
Nắng Hạn Gặp Mưa
Trong Vô Địch Tam Quốc, "Nắng Hạn Gặp Mưa" là hệ kỹ năng giúp hồi phục sinh lực cho các tướng trong đội hình. Ý nghĩa tên gọi của nó bắt nguồn từ trận đánh nổi tiếng giữa Gia Cát Lượng và cha con Tư Mã Ý tại hang Thượng Phương. Gia Cát Lượng xuất quân đến Kỳ Sơn, sau nhiều lần đánh nước Ngụy không thành vì có Tư Mã Ý đối trận, biết rằng muốn phạt Ngụy, định Trung Nguyên phải trừ người này, nên quyết tâm lập kế diệt Tư Mã Ý đến cùng.
Cuối cùng ông dùng kế lừa cho hàng binh nói với Tư Mã Ý rằng toàn bộ lương thực của quân Thục đều cất giữ tại Thượng Phương cốc. Tư Mã Ý dẫn hai con mang quân tới. Cha con Tư Mã Ý vừa vào hang thì quân Thục ném rơm rạ, củi lửa chặn bít hai đầu. Gia Cát Lượng liền cho quân phóng hỏa thiêu cha con Tư Mã Ý.
Nhưng trong lúc Tư Mã Ý tuyệt vọng thì Kỳ Sơn 9 tháng không có mưa bỗng đổ mưa lớn cứu cha con Tư Mã Ý, trời đổ mưa dập tắt hết ngọn lửa, cha con Tư Mã Ý chạy thoát khỏi Thượng Phương cốc. Từ trận này mà có câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Gia Cát lượng buồn rầu, đoán rằng khí số nhà Hán đã tận, trời không giúp ông mà giúp Tào, 1 mình ông khó xoay chuyển càn khôn, nghịch ý trời, lại thêm ngày đêm lao lực mà sinh bệnh.
Hiện tại để thảo luận thêm về game chiến thuật Vô Địch Tam Quốc, các bạn có thể ghé thăm cộng đồng trò chơi TẠI ĐÂY.