- Theo Helino | 25/06/2019 05:00 PM
"Loạn thế xuất anh hùng" - câu tục ngữ này quả là không thể chuẩn hơn đối với thời Tam Quốc. Không chỉ có những vị anh hùng thống lĩnh tam quân ra trận, ở đâu đó vẫn xuất hiện những vị tướng từ vô danh lại trở thành huyền thoại chỉ qua một trận đánh. Mặc dù sự nổi tiếng của họ khó có thể sánh bằng Quan Vũ, Lữ Bố hay Triệu Vân thế nhưng, về sức mạnh, sự dũng mãnh vô song ấy lại khó có ai sánh bằng.
Trong những lúc rảnh rỗi, game thủ Tam Quốc Vi Diệu vẫn thường tranh luận về nhiều vị tướng nổi tiếng của thời xưa. Một topic đang gây được sự chú ý lớn những ngày gần đây chính là các vị tướng dù rất mạnh, rất can đảm nhưng lại ít ai biết tới. Đã có 3 cái tên được liệt kê và thậm chí, mặc dù sở hữu những chiến tích vang danh lịch sử nhưng đến nay, phải là những độc giả cực kỳ trung thành của các bộ tiểu thuyết về Tam Quốc mới nhận ra họ là ai.
Có thể nói, Tam Quốc là thời kỳ sản sinh ra nhiều anh hùng nhất
Vị tướng ít học bắt sống Quan Vũ, đẩy lùi 400.000 quân Tào
Lữ Mông là vị tướng có xuất thân bần hàn, ít học nhưng nhờ có sự cần cù, ý chí sắt đá mà sau này được trở thành đại tướng quân của nước Ngô. Trong sự nghiệp dùng binh của mình, Lữ Mông đã để lại dấu ấn đáng nhớ nhất trong trận Phàn Thành, Kinh Châu. Nhân lúc Quan Vũ đang bận tấn công Phàn Thành, Lữ Mông đã khéo léo cho binh sĩ cải trang, chèo thuyền qua sông và đánh úp hệ thống phòng thủ mà "võ thánh" đã lập ra từ trước.
"Bạch y độ giang" là tên của kế sách này
Mất thế trận, Kinh Châu nhanh chóng hàng phục quân Ngô, Quan Vũ bị chặn hậu đành rút quân về Mạch Thành. Lúc ấy, khí thế toàn quân đã giảm mạnh, người bỏ chạy, người đầu hàng. Chẳng mấy chốc, 2 cha con Quan Vũ đã bị bắt sống, bị Tôn Quyền ra lệnh chém đầu.
Lại một trận khác, khi Tào Tháo khởi 40 vạn quân tiến đến cửa sông Nhu Tu, đặt nền móng để công vào Trường Giang. Thế nhưng, kế hoạch này đã được Lữ Mông đoán biết trước, ông lập tức dâng kế cho Tôn Quyền, lập một tòa thành lũy chặn đứng đường công của Tào Tháo.
Lữ Mông "hóa" Lý Tiểu Long trong Tam Quốc Vi Diệu
Giằng co ở Nhu Tu Khẩu bao lâu, quân Tào vẫn chẳng thể làm gì được quân Ngô. Cả đời chinh chiến khắp thiên hạ, Tào Tháo quả thật chưa từng gặp bài toán nào khó giải đến vậy. Ngày ấy, ông cảm thán mà kêu rằng: "Sinh con phải được như Tôn Trọng Mưu". Câu nói này của Tào Tháo đã khiến nhiều độc giả sau này tranh luận không thôi vì người đã tạo ra thành lũy tại Nhu Tu Khẩu chính là Lữ Mông. Có thể ông khó chấp nhận được sự thật là chính một con người ít học lại đánh bại mình bằng kế sách cao siêu như vậy.
Tào Tháo lúc ấy có lẽ cũng không thể chấp nhận sự thật là mình đã thua dưới tay một kẻ ít học
800 quân Ngụy dẹp loạn 10 vạn quân Ngô
Chỉ một trận đánh đã đưa Trương Liêu sánh ngang với các đại tướng giỏi nhất thời Tam Quốc, 800 vạn quân Ngụy đại phá 10 vạn quân Ngô. Vốn dĩ, Trương Liêu là tướng dưới trướng Lữ Bố nhưng sau khi chủ công chết, ông được Tào Tháo chiêu hàng và sau này chinh chiến dưới cờ nhà Ngụy.
Vào năm 215, khi Tào Tháo đang đem quân đi xa, Tôn Quyền thống lĩnh 10 vạn đại quân tới bao vây Hợp Phì. Những tưởng với con số hùng hậu như vậy, trận đánh này vốn đã ngã ngũ nhưng không, Hợp Phì là điểm nóng quá quan trọng của nhà Ngụy và Trương Liêu không thể cứ vậy mà bỏ đi được.
Chỉ từ một trận đánh, tên tuổi của Trương Liêu đã vang danh khắp Tam Quốc
Ông đã đưa ra một quyết định kinh người, đem 800 quân công thẳng vào trận địch. "Trương Liêu mặc giáp tiên phong, dũng mãnh vô cùng, lao vào đánh chớp nhoáng, trong chốc lát đã giết 2 tướng, và mấy chục quân lính của Đông Ngô". Bị tập kích bất ngờ trong khi địch chỉ có số lượng quá ít, quân Ngô cực độ hoảng loạn, đến Tôn Quyền cũng khó mà hoàn hồn.
Mãi một lúc, nhận ra quân địch chỉ là một nhúm nhỏ nhoi, Tôn Quyền mới hạ lệnh bao vây. Thế nhưng, quân Trương Liêu quá dũng mãnh, thậm chí, khi thấy đồng đội vẫn còn chưa thoát, Trương Liêu lại tiếp tục quay lại đánh phá giải cứu và rút về Hợp Phì.
Tôn Quyền sau này vẫn còn rất sợ... Trương Liêu
Nhiều ngày sau đó, Tôn Quyền dùng hết binh lính công Hợp Phì nhưng dưới sự kiên cố và lòng dũng cảm từ quân Trương Liêu, kế hoạch của quân Ngô đã đổ bể. Mãi đến khi cảm thấy khí thế đại quân đã xuống, Tôn Quyền mới ra lệnh rút lui, sự việc vẫn chưa dừng ở đó. Quan sát động thái địch nhân, Trương Liêu tiếp tục mang quân ra truy sát, đuổi đánh tới tận cầu Tiêu Diêu. May mắn cho Tôn Quyền là kịp phi nước đại, nhảy qua sông chứ không thì có lẽ cũng nguy to với quân Ngụy.
Sau trận đánh này, toàn Ngô quốc phải khiếp sợ khi nghe tên Trương Liêu
Có thể bạn chưa biết: Đáng chú ý nhất của Tam Quốc Vi Diệu chính là lối chơi "đẩy tướng" có một không hai. Thay vì những màn giao tranh không hồi kết của dòng time-based xưa cũ, Tam Quốc Vi Diệu đã thêm vào các yếu tố "sức nặng" và "lực đẩy" để tạo ra những pha chiến đấu cực kỳ thú vị. Tất nhiên, một gameplay mới lạ sẽ không thể thiếu các tính năng, hoạt động thử thách để người chơi phô diễn tài cầm quân của mình. Tam Quốc Vi Diệu sở hữu rất nhiều sàn đấu để bạn được thỏa sức so tài cùng các đối thủ khác như: Mãnh Tướng Vô Song, Chiến Dịch Danh Tướng, Vấn Đỉnh Thiên Phong, Điền Phong Chi Thượng, Bang Chiến, Lôi Đài…
Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về tựa game tại: https://tamquocvidieu.vn/taigame
Lữ Bố không phải bất bại
Mà trên thực tế, đến cả chiến thần Lữ Bố cũng từng thua trận dưới tay một người chẳng ai biết tới… "Tư Trị Thông Giám" quyển thứ 61 viết rằng: "Tháng chín, Tào Tháo trở lại Quyên Thành, Lã Bố thừa cơ đến đánh, bị người trong huyện là Lý Tiến đánh bại, phải rút quân về phía Đông đóng đồn ở Sơn Dương". Lý Tiến này là ai mà võ nghệ cao cường đến vậy?
Chiến thần Lữ Bố không phải bất bại
Sử Ký có ghi lại, lúc bấy giờ, Lý Tiến chỉ có một thân một mình nhưng vẫn chiến thắng Lữ Bố, người đang thống lĩnh 1000 kỵ binh từ Tinh Châu. Trong rất nhiều chiến tích thời Tam Quốc, Lữ Bố cũng từng thua vài trận nhưng là dưới tay các bậc danh tướng tiếng tăm lẫy lừng. Lý Tiến là người đầu tiên, cũng là duy nhất đánh bại được chiến thần một cách chính diện. Mặc dù xuất hiện chỉ qua một thoáng và sau đó không còn được nhắc đến nữa nhưng Lý Tiến vẫn để lại ấn tượng cho các fan của Tam Quốc.
Nguồn: Tổng hợp