Vụ án “cô bé quàng khăn đỏ”: Thiếu nữ 16 tuổi bị hãm hiếp và giết hại dã man trong rừng, hung thủ lẩn trốn suốt hàng chục năm

DS  - Theo Helino | 02/10/2019 06:59 PM

Vào giữa thế kỷ trước, ở Anh đã xảy ra một vụ án giết người kinh hoàng làm chấn động cả đất nước. Nạn nhân là một cô gái được tìm thấy xác trong rừng với 2 phát bắn ở ngực. Cho đến nay, tên hung thủ vẫn chưa được tìm ra và vụ án vẫn là một bí ẩn với lực lượng cảnh sát xứ sở sương mù.

Muriel Drinkwater, 12 tuổi, sống ở Penllergaer, Swansea, xứ Wales, là em út trong một gia đình có 4 chị em. Muriel theo học tại một trường ngữ pháp địa phương và trường Chúa Nhật, là thành viên của đội Tuần tra ban đêm của đội Hướng đạo sinh nữ. Từ nhỏ, Muriel luôn mong ước được bước vào cánh cửa đại học. Ngoài ra, em còn có biệt danh là “chim họa mi nhỏ” bởi sở thích hát hò mọi lúc, mọi nơi.

Vụ án “cô bé quàng khăn đỏ”: Thiếu nữ 16 tuổi bị hãm hiếp và giết hại dã man trong rừng, hung thủ lẩn trốn suốt hàng chục năm - Ảnh 1.

Ngày 27/6/1946, Muriel bắt đầu một ngày như mọi ngày khác. Sau giờ học, em bắt xe về nhà ở trang trại Tyler Du. Tại đây, Muriel sống cùng bố Percival, mẹ Margaret và 3 anh chị em. Vào lúc 4h20 chiều, cô bé xuống trạm xe buýt gần nhà và bắt đầu đi bộ về cùng cậu bạn Brindley Hoyles, 13 tuổi.

Tại nhà Muriel, mẹ em đã chuẩn bị sẵn bữa tối như thường ngày và đợi con gái trở về. Nhưng mãi cho đến giờ uống trà của gia đình, Muriel vẫn chưa về. Lập tức, gia đình cô đã chia nhau ra tìm kiếm khắp ngôi làng và sau đó gọi cảnh sát. Vào lúc đó, những cơn mưa xối xả liên tục trút xuống khiến cho việc tìm kiếm khó khăn hơn. Đội tìm kiếm vẫn miệt mài tìm quanh khu rừng Penllergaer, họ liên tục gọi lớn tên Muriel.

Vào khoảng 10h35 sáng ngày hôm sau, một người đàn ông tên David Lloyd George tìm thấy 1 chiếc áo khoác màu xanh và cặp găng tay đỏ nằm trong khu rừng. Khi đến gần những vật đó, ông phát hiện ra Muriel đang nằm ngửa, một cánh tay vươn ra và cánh tay còn lại hơi giơ lên. Đôi mắt em mở to, làn da đã chuyển màu trắng bệch và trên người đứa trẻ vẫn còn nguyên bộ đồng phục học sinh cùng một chiếc khăn quàng đỏ nhuốm máu. Chính vì chi tiết này nên báo chí khi đó đã gọi đây là vụ án “cô bé quàng khăn đỏ”.

Vụ án “cô bé quàng khăn đỏ”: Thiếu nữ 16 tuổi bị hãm hiếp và giết hại dã man trong rừng, hung thủ lẩn trốn suốt hàng chục năm - Ảnh 2.
Vụ án “cô bé quàng khăn đỏ”: Thiếu nữ 16 tuổi bị hãm hiếp và giết hại dã man trong rừng, hung thủ lẩn trốn suốt hàng chục năm - Ảnh 3.

Lực lượng cảnh sát lập tức vào cuộc, hiện trường xung quanh được vây kín bởi các chuyên viên y tế, sĩ quan. Theo kết quả khám nghiệm hiện trường và tử thi, Muriel đã bị đánh vào đầu, hãm hiếp và bị bắn hai phát súng vào ngực. Vũ khí giết người là một khẩu súng được tìm thấy gần xác Muriel.

Vụ giết người ghê rợn này đã tạo nên một cơn chấn động lớn khắp đất nước, các lực lượng chức năng đã lập tức vào cuộc để điều tra. Vì địa phương thiếu nhân lực nên phải huy động cả lực lượng cảnh sát thành phố London. Thời gian sau đó, lực lượng điều tra đã tiến hành khám xét mọi ngôi nhà ở vùng lân cận và phỏng vấn khoảng 20 nghìn người đàn ông ở Swansea, Aberdare và Carmarthenshire để tìm thêm manh mối.

Vụ án “cô bé quàng khăn đỏ”: Thiếu nữ 16 tuổi bị hãm hiếp và giết hại dã man trong rừng, hung thủ lẩn trốn suốt hàng chục năm - Ảnh 4.

Có khoảng hơn 3,000 người đã có mặt tại nhà thờ St David để dự tang lễ của Muriel, chia buồn cùng gia đình và tiễn biệt cô bé lần cuối cùng.

Vụ án “cô bé quàng khăn đỏ”: Thiếu nữ 16 tuổi bị hãm hiếp và giết hại dã man trong rừng, hung thủ lẩn trốn suốt hàng chục năm - Ảnh 5.

Vật dụng gây án là một khẩu Colt 45 của Quân đội Hoa Kỳ.

Lực lượng cảnh sát đã in ra nhiều bức ảnh khẩu súng gây án, họ đem chúng rải khắp nơi với hy vọng sẽ thu thập được thông tin từ những ai biết về nó. Cuối cùng, theo một số nguồn tin, khẩu súng được sản xuất tại Springfield Armony vào năm 1922 và sau đó chuyển đến cho lực lượng Quân đội Hoa Kỳ ở Châu Âu. Thật không may, so với những vũ khí đang lưu hành vào thời đó thì không có bất kỳ hồ sơ nào lưu giữ thông tin người bán khẩu súng.

Cảnh sát đã đưa ra giả thuyết rằng kẻ giết người thuộc độ tuổi từ 18 đến 25 dựa vào manh mối ở hiện trường. Họ nói rằng tên hung thủ đã có động cơ trước đó, hắn trốn trong một bụi rậm và đợi thời cơ tấn công.

Vào năm 2003, vụ án đã được mở lại để xem xét. Các nhà khoa học pháp y đã phát hiện ra một vết tinh dịch trên áo của Muriel. Vào lúc đó, vết tinh dịch đó được xem như là một trong những bằng chứng phạm tội lâu đời nhất thế giới. Một mẫu ADN lấy ra từ vết tinh dịch được đưa đi kiểm tra. Đáng tiếc thay, cuộc thử nghiệm vẫn không mang lại kết quả nào. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát đã chĩa tầm ngắm vào một nghi phạm là bạn học năm xưa của Muriel, chính là Brindley. Vào lúc thẩm vấn Brindley, ông rất sẵn sàng cung cấp thông tin cho lực lượng cảnh sát. Theo như những gì Brindley đã nói về vụ án năm xưa: “Đó là một vụ án khủng khiếp đối với làng chúng tôi, một khoảng thời gian tồi tệ. Tôi không bao giờ đi trên con đường uốn quanh khu rừng đó nữa và cũng sẽ không bao giờ quay trở lại nơi ấy”.

Vài năm sau, lực lượng cảnh sát bắt đầu xem xét vụ án của Muriel phần nào có liên quan đến vụ án giết chết cô bé Shelia Martin, 11 tuổi. Cô bé đã bị hãm hiếp và siết cổ ở Sun Hill Wood, Fawkham Green, vụ án đã diễn ra khoảng 10 ngày sau khi Muriel bị giết. Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng lực lượng cảnh sát vẫn không thể tìm được những bằng chứng thuyết phục để chứng minh sự liên quan giữa 2 vụ án. Vào lúc đó, nghi phạm chính trong vụ án được cảnh sát xác định là tên Harold Jones, kẻ đã giết chết 2 thiếu nữ 15 tuổi ở Abertillery vào những năm của thập niên 1920.

Vụ án “cô bé quàng khăn đỏ”: Thiếu nữ 16 tuổi bị hãm hiếp và giết hại dã man trong rừng, hung thủ lẩn trốn suốt hàng chục năm - Ảnh 6.

Harold Jones.

Vào năm 2019, kết quả ADN trên vết tinh dịch trong vụ án của Muriel đã loại bỏ Harold ra khỏi tầm ngắm nghi phạm. Cho đến nay, kẻ giết Muriel vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, với mẫu ADN của tên hung thủ đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của quốc gia, lực lượng cảnh sát vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm ra tên hung thủ.

(Nguồn: morbidology)