Võ Thiếu Lâm hiện đang lép vế với Muay Thái?

KKVD  - Theo Trí Thức Trẻ | 13/09/2016 12:30 PM

Độc Cô Cửu Kiếm Mobile
30/01/2016 NCB: Trung Quốc NPH:

Trong vài năm trở lại đây, võ thuật Thiếu Lâm đang dần mất đi hình ảnh độc tôn cả trong giới võ thuật lẫn niềm tin của người hâm mộ. Thiếu Lâm giờ đây chỉ mang tính biểu diễn nhiều hơn là áp dụng nhiều vào cuộc sống.

Thiếu Lâm tự và 72 tuyệt kĩ võ công

Võ thuật thiếu lâm tự là thế giới của thiền và võ, tăng nhân thiếu lâm coi võ thuật là một hình thức tu hành. Võ học Thiếu Lâm cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội công và ngoại công. Với 72 công phu (Thiếu Lâm thất thập nhị nghệ) là số lượng các tuyệt kĩ được các võ sư nhiều đời củaThiếu Lâm tự đúc kết, tinh lọc, tổng hợp và phân loại, theo đó hệ thống võ học Thiếu Lâm phái hay Thiếu Lâm danh gia dù có phương pháp luyện tập đặc biệt nào cũng không ra ngoài 72 tuyệt kĩ này.

Thậm chí, dù trong các tác phẩm truyện, điện ảnh thì công phu Thiếu Lâm luôn đứng đầu trong thiên hạ, chẳng thế mà Dịch Cân Kinh của Phương Chứng Đại Sư có thể đứng ngang hàng với Quỳ Hoa Bảo Điển, Độc Cô Cửu Kiếm... Hay thậm chí nhỉnh hơn Hấp Tinh Đại Pháp của Nhậm Ngã Hành và Hàn Băng Chưởng của Tả Lãnh Thiền. Còn trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ, nhà sư vô danh tăng ngày ngày quét rác ở chùa cũng có thể một tay trấn ấp quần hùng.

Nếu như Độc Cô Cửu Kiếm của kiếm ma Độc Cô Cầu Bại được xưng tụng là thiên hạ đệ nhất kiếm pháp thì 72 tuyệt kỹ võ công của Thiếu Lâm Tự cũng phải được xướng tên khi bao quát hầu hết các võ học trong thiên hạ, bởi thế câu nói “Thiên hạ võ công xuất Thiếu Lâm” cũng không phải không có lý.

Thiếu Lâm hiện lép vế trước Muay Thái về thực chiến?

Xét về lịch sử, có lẽ Muay Thái còn khá non trẻ hơn Thiếu Lâm về tuổi đời. Võ Thiếu Lâm có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là sao Bắc Đẩu trong nền võ học Trung Quốc. Lịch sử võ học thế giới có ghi chép lại rằng, các môn phái Nga My, Không Động, Võ Đang xuất phát từ Thiếu Lâm tự; Karatedo, Taekwondo, Judo xuất phát từ cương quyền, nhu quyền, nhu thuật của Thiếu Lâm tự; Kiếm đạo của Nhật Bản, nhiều môn võ khác trên thế giới cũng có chung nguồn gốc từ Thiếu Lâm.

Khác với những môn võ trên, Muay Thái xuất hiện cách đây khoảng hơn 400 năm. Dù có tuổi đời non trẻ hơn Võ Thiếu Lâm rất nhiều nhưng người Thái tự hào võ thuật của họ không bị ảnh hưởng từ Võ Thiếu Lâm. Muay Thái (ngày nay được gọi là Quyền Thái) có xuất xứ từ thế kỷ 14 (nhưng cũng có sách ghi là thế kỷ 16) khi quân đội Thái Lan xây dựng kỹ năng chiến đấu. Từ đó, người Thái đã tập môn võ mang tính chiến đấu rất cao này, sau đó trải qua hàng trăm năm chiến đấu thực tế, bổ sung sở trường – loại bớt sở đoản, các cao đồ của Muay Thái đã khắc khổ nghiên cứu luyện tập, dần dần biến thành một loại võ đánh trên võ đài mang tính “hủy diệt” như ngày nay.

Một ví dụ điển hình đó là trận đại chiến Thiếu Lâm – Muay Thai giữa Yi Long và Buakaw đã nói lên tất cả. Mặc dù tự xưng là đệ nhất cao thủ Trung Quốc và từng thách đấu nhiều nơi trên thế giới nhưng Yi Long lại để Buakaw đánh bại ngay trên chính quê hương mình. Nhiêu đó thôi cũng đủ thấy Thiếu Lâm đang yếu thế như thế nào trên đấu trường quốc tế. Có lẽ nếu không kịp chấn chỉnh và cải thiện, thì võ Thiếu Lâm sẽ dần bị Muay Thái bắt kịp và vượt qua trong thời gian không xa.