- Theo Helino | 02/10/2018 11:59 PM
Còn nhớ vào thời điểm VLTK Mobile ra mắt thị trường game Việt, một số bộ phận game thủ cảm thấy khá hụt hẫng khi nó không giống như VLTK bản PC mà họ mong muốn. Phải tới tận quý cuối 2018, ước mơ được trải nghiệm bản Mobile tái hiện nguyên vẹn phiên bản PC mới trở thành sự thật. Càng tuyệt vời hơn khi chính những người tạo một tựa game VLTK Mobile "thật" nhất lại là những game thủ Việt gạo cội của cộng đồng VLTK bản PC ngày xưa. Tên gọi chính thức của VLTK 1 Mobile sẽ là Võ Lâm Việt.
Cộng đồng Võ Lâm Việt lúc này đang rất hào hứng trong việc... thành lập bang hội, tuyển chọn thành viên, lựa chọn môn phái để tu luyện. Dưới đây là 5 môn phái nhận được nhiều phiếu bình chọn nhất của người chơi trong một cuộc khảo sát gần đây.
1. Đường Môn (Hệ Mộc)
Được khai sáng bởi gia tộc họ Đường và hùng cứ một vùng Tứ Xuyên - Ba Thục rộng lớn, môn phái này lừng danh giang hồ đã hơn trăm năm nhờ vào sở trường sử dụng ám khí và cơ quan của mình. Trải qua nhiều đời, Đường môn đệ tử chuyên nghiên cứu, phát minh các loại ám khí và hỏa khí nên chúng ngày càng tinh vi và có uy lực kinh người khiến giang hồ ai nấy đều ngán sợ.
Đệ tử của Đường môn rất ít khi hành tẩu giang hồ. Thánh địa của Đường môn cơ quan trùng trùng, cạm bẫy, ám khí vô số. Nếu không phải là người của môn phái thì khó lòng mà đột nhập. Vì thế mặc dù danh tiếng của Đường môn vang xa nhưng đối với thiên hạ thì họ vẫn là những người rất thần bí. Tuyệt học của phái này chính là chiêu thức lừng danh "Tiểu lý phi đao".
2. Cái Bang (Hệ Hỏa)
Lịch sử Cái Bang có thể nói là từ rất lâu đời, danh xưng "Thiên Hạ Đệ Nhất Bang" không phải tự nhiên mà có. Nhờ tinh thần quật cường và nhân số đông đảo, phái này luôn chiếm một vị trí đáng kể trong võ lâm Trung Nguyên.
Danh tiếng trên Giang hồ của Cái Bang lừng lẫy hàng trăm năm, nhân tài Ngọa hổ tàng long, thời nào cũng có.Trong bốn bể Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn xin, nơi đó có Cái Bang. Những đệ tử trong bang thương yêu giúp đỡ nhau, chia sẻ mọi thứ, tạo nên một khối thống nhất luôn theo phò Chính nghĩa. Cái Bang tuyệt học chính là "Giáng Long Thập Bát Chưởng" và "Đả Cẩu Bổng".
3. Ngũ Độc (Hệ Mộc)
Nơi Ngũ Độc Giáo hùng cứ là núi Ngũ Độc nơi miền Tây Vực xa xôi ít người biết tới. Đây là một giáo phái thần bí, người trong Giang hồ gọi là sắc biến. Nguyên tắc của Ngũ Độc Giáo là “Lợi ích quyết định bạn thù”, có lợi mới làm, căn bản là không quản bất kể chuyện thị phi chính tà nào. Giữa các Đồng môn Ngũ Độc Giáo có thể nói không có tình nghĩa gì cả, giữa các giáo đồ cũng có thể dùng độc hạ độc, người bị trúng độc chết là do tội học nghệ chưa tinh!
Chính vì thế mà các giáo đồ luôn nghi kỵ lẫn nhau, mỗi người đều muốn mình có thể chế tạo được thuốc độc mạnh hơn người khác. Vô hình chung, điều này đã đẩy kỹ năng dụng độc của phái này ngày càng tinh vi. Một số chiêu thức của Ngũ Độc: Độc Sa Chưởng, Ngũ Độc Đao Pháp,...
4. Thiên Nhẫn (Hệ Hỏa)
Nằm ở Trung Đô (tức khu vực Bắc Kinh hiện nay), lấy khu vực sơn cốc Vụ Linh Sơn làm đại bản doanh, Thiên Nhẫn giáo là một tổ chức được Kim quốc bảo trợ nhằm mục đích đối phó với võ lâm Trung Nguyên. Nét khác biệt lớn nhất của Thiên Nhẫn giáo với các giáo phái khác là: Thiên Nhẫn giáo giống như một tổ chức chính trị. Trong bang có rất nhiều nhân vật tài ba xuất chúng họ nhập môn không nhằm mục đích học nghệ mà vì địa vị chính trị.
Những người này thường có một vị trí nhất định trong bang giáo. Thiên Nhẫn giáo với mục đích làm bá chủ võ lâm, đã huấn luyện rất nhiều gián điệp, thâm nhập vào Trung Nguyên, vừa thăm dò các tin tức, vừa tìm cách ly gián quần hùng trong võ lâm. Các chiêu thức của Thiên Nhẫn: Thiên Nhẫn Đao Pháp, Ảo Ảnh Phi Hồ,...
5. Nga My (Hệ Thủy)
Đệ tử phái Nga My phổ độ chúng sinh, có thể tăng thêm rất nhiều sức lực cho người khác. Tổng Đà của phái này tọa lạc trên núi Nga My, tỉnh Tứ Xuyên, lại nằm trên thánh địa Phật giáo nên lấy tên đó mà đặt thành tên môn phái của mình.
Tương truyền lịch sử lập môn của Nga My cũng không đơn giản như nhiều phái khác: Quách Tường, Sư Tổ của phái này cùng với Trương Tam Phong, Sư Tổ của Võ Đang Phái mỗi người đều lãnh hội được một phần của Nhất Phẩm Kinh Thư: Cửu Dương Chân Kinh nên sau này, hai phái trên đường hành tẩu Giang Hồ xem ra luôn nể trọng nhau. Trấn Phái tuyệt học của phái này là “Phật pháp Vô biên” có thể rèn luyện đến tầng thứ 30.