Vì sao những tựa game như Anthem lại không thành công khi ra mắt (Phần 2)

Andrew Anh  - Theo Helino | 27/02/2019 10:35 AM

Bài viết hôm nay xin được chỉ ra những nguyên nhân chính của hiện tượng trên, đúc kết từ các nhận định của các lập trình viên danh tiến từ các studio toàn cầu.

Không có bất kỳ giả lập thực tế nào.

Như đã nói từ số trước, Sanchez chia sẻ: “Bạn sẽ không thể dự tính số người chơi đồng thời trực tuyến. Có thể có nhiều phương pháp phỏng đoán đã được thực hiện trước khi phát hành một tựa game, song các giả lập đó hoàn toàn không hiệu quả.”

Vì sao những tựa game như Anthem lại không thành công khi ra mắt (Phần 2) - Ảnh 1.

Thế nhưng, giai đoạn thử nghiệm tiền phát hành game, còn gọi là beta có thể được xem là một thử nghiệm hoàn hảo trước giờ phát hành. Mann nói: “Giai đoạn beta cực kì hữu ích. Nó là công cụ cung cấp một cái nhìn trực quan về việc vận hành tựa game trên một quy mô có thể kiểm soát được của tựa game. Đây cũng là thời gian mà các nhà làm game tìm hiểu và khảo sát các vấn đề về truy cập, server, lỗi game và các hiện tượng bất thường khác. Và sau một thời gian đó, phiên bản thử nghiệm cuối cùng hoặc chính thức sẽ không còn các vấn đề như vậy nữa”

Bạn khó có thể sửa chữa tất cả.

Vì sao những tựa game như Anthem lại không thành công khi ra mắt (Phần 2) - Ảnh 2.

Nếu quá trình beta mang lại những lợi ích như vậy, vì sao các hãng game không thực hiện nó lâu hơn trước khi phát hành? Với tất cả các tựa game, công nghệ và thời gian sẽ không bao giờ để các nhà phát triển làm điều họ muốn và không bao giờ đi đến cuối cùng, vì vậy thời gian beta diễn ra rất gần với thời điểm ra mắt. Và dù hãng game có thể thu nhận bất cứ điều gì từ giai đoạn thử nghiệp, kể cả những vấn đề có thể được tiết lộ, họ không thể vì đó mà trì hoãn ngày ra mắt. Đó là lý do vì sao, một số vẫn đề không thể lường trước và khắc phục được vẫn xảy ra khi phát hành. Nhưng trên hết, việc tạo dựng phiên bản beta là một công việc dài hơi và tốn nhiều tài nguyên bởi bản Beta gần như được phát triển tách biệt nhưng cùng lúc với trò chơi gốc.

Vì sao những tựa game như Anthem lại không thành công khi ra mắt (Phần 2) - Ảnh 3.

Sanchez nhận định: “Tôi thích được mang đến một tựa game không lỗi lầm. Nhưng đội ngũ của tội cho rằng rất khó để có một sản phẩm như vậy. Danh sách những thứ cần khắc phục của tựa game sẽ rất dài và luôn thay đổi thường xuyên gặp lỗi. Và bạn cũng phải hiểu rằng, lỗi game dù lớn hay nhỏ đều xuất hiện trong các khâu từ tải game cho đến khi mở game và trong khi chơi game. Do vậy, một tựa game với khởi đầu suôn sẻ sẽ là một tựa game có chút lỗi vặt những không làm méo mó trải nghiệm người chơi.”

Vì sao những tựa game như Anthem lại không thành công khi ra mắt (Phần 2) - Ảnh 4.

“Tôi thường nghe rằng, nhiều người nghĩ bản beta được xem là một chiến dịch tiếp thị hiệu và từ đó, nhà phát triển cũng không thể làm gì hơn bởi mọi thứ gần như đã rõ ràng. Nhưng tôi muốn xóa tán ý nghĩ đó. Kể cả khi game đã được phát hành trên đĩa và những bản vá được tung ra, vẫn sẽ có cả tỉ việc phải làm không chỉ về phía máy chủ, công nghệ và còn ở cái lối chơi và việc cân bằng game” - Bronjemark khẳng định.

Vì sao những tựa game như Anthem lại không thành công khi ra mắt (Phần 2) - Ảnh 5.

Đôi khi sự thành công của việc phát hành game nằm ở việc bạn đã phải thu hồi một tựa game hoặc trì hoãn bao nhiêu lần chỉ để làm cho nó tốt hơn. Thế nhưng, mỗi tựa game cũng chỉ được tung ra với một sự chau chuốt nhất định. Vậy nên, đôi khi những tựa game dù đã sẵn sàng để ra mắt, nhưng có thể vẫn còn đó những thứ cần phải chau chuốt hơn.

Việc phát hành không chỉ là chuyện ngày một ngày hai.

Nói chung, cả nhà phát hành và game thủ đều mong muốn tựa game khi ra mắt sẽ hoạt động trơn tru. Song, các hạn chế xuất hiện bất ngờ trong game sẽ ngày càng nhiều hơn khi tựa game ngày càng lớn hơn. Do vậy, chúng ta không nên quá đặt nặng vấn đề hiệu suất của game trong ngày đầu khởi chạy. Bởi dù nó quan trọng nhưng không phải là tất cả.

Vì sao những tựa game như Anthem lại không thành công khi ra mắt (Phần 2) - Ảnh 6.

“Lỗi game là thứ luôn luôn xảy ra mặc dù nó không phải là vấn đề. Nó nằm ở cách mà các studio phát hiện ra nó. Tuy nhiên, nếu họ phản ứng chậm, không chính xác hoặc có thái độ không tốt với người chơi, họ chắc chắn sẽ thất bại. Có một điều mà tôi muốn người chơi nên hiểu rằng, đừng quá quan tâm về vấn đề đó, hãy chú ý đến cách mà hãng game phản hồi. Khi gặp vấn đề, bạn có quyền được phản hồi và nhận về kết quả tương ứng nhằm đảm bảo cho một trải nghiệm game thật sự hoàn hảo.” Đồng thời, phía sau mỗi tựa game, các nhà phát triển vẫn tiếp tục rúc vào các phòng đặt biết để theo dõi những phản hồi từ người người chơi. Tùy vào những sự cố, mà các nhân viên sẽ phản hồi rất nhanh hoặc mất tới vài ngày mà vẫn chưa sửa chữa được nó.

Vì sao những tựa game như Anthem lại không thành công khi ra mắt (Phần 2) - Ảnh 7.

Ngày nay, các vấn đề kỹ thuật luôn xảy ra với các tựa game onlne lớn và dẫn dà đã trở thành một lẽ tự nhiên không chỉ của ngành công nghiệp game mà còn là của công nghệ. Dĩ nhiên người chơi sẽ không “dĩ hòa vi quý” cho những tựa game thực sự tệ hại, nhưng ít ra họ cũng sẽ không đòi hỏi quá nhiều khi một tựa game mới ra lò. Và dù trong bất kì trường hợp nào, chúng ta đều hy vọng sẽ nhận được thứ tốt nhất, chuẩn bị cho điều tệ nhất, và vạch ra những vấn đề nổi cộm trong mỗi sản phẩm được phát hành.