Vì sao nhà văn Kim Dung thêm chi tiết Thiên Sơn Đồng Lão, Dương Quá cần sử dụng máu tươi?

Nguyệt Phạm  Pháp luật Bạn đọc | 24/04/2022 09:46 PM

Tiếu Ngạo Giang Hồ
19/03/2014 NCB: Trung Quốc NPH:

Nhà văn Kim Dung đã lồng ghép khá nhiều tình tiết các nhân vật sử dụng máu tươi trong các tác phẩm kiếm hiệp của mình? Ông có dụng ý gì?

Trong các cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung có rất nhiều phân đoạn các nhân vật sử dụng máu tươi. Có những nhân vật vì tu luyện các môn võ công kỳ lạ mà phải uống máu để nâng cao công lực. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người sử dụng máu tươi để trị bệnh. Đặc biệt, các chi tiết này xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm nổi tiếng của Kim Dung như Thiên long bát bộ , Ỷ thiên đồ long ký , Thần điêu hiệp lữ hay Tiếu ngạo giang hồ . Vậy đó là những chi tiết nào?

Thiên Sơn Đồng Lão khi trốn trong hầm băng

Thiên Sơn Đồng Lão sau khi luyện môn võ Bát hoang lục hợp duy ngã độc tôn công thì có được sức mạnh vô song. Môn võ này tuy có thể biến người luyện thành tuyệt thế cao thủ, vĩnh viễn giữ được tuổi xuân nhưng sau mỗi 30 năm phải cải lão hoàn đồng 1 lần, mỗi lần phải mất thêm 30 ngày. Trong khoảng thời gian này người luyện sẽ tạm thời mất hết võ công. Hơn nữa, họ mỗi ngày đều phải uống máu tươi để điều hòa kinh mạch.

Vì sao nhà văn Kim Dung thêm chi tiết Thiên Sơn Đồng Lão, Dương Quá cần sử dụng máu tươi? - Ảnh 1.

Thiên Sơn Đồng Lão vì luyện tuyệt kỹ võ công nên phải dùng máu tươi. (Ảnh: Baidu)

Trong chương thứ 35, 36 của cuốn tiểu thuyết "Thiên long bát bộ", Thiên Sơn Đồng Lão từng nói rằng nếu mỗi ngày không uống máu tươi vào đúng giờ Ngọ thì cơ thể sẽ bị phá hủy bởi nội lực. Máu tươi phải uống cũng có yêu cầu rất nghiêm ngặt về xuất xứ. Ví dụ như máu gà, vịt, lợn, cừu không có linh khí, không bằng máu của hươu và linh dương.

Khi Thiên Sơn Đồng Lão 96 tuổi, bà ta cần tới 90 ngày để cải lão hoàn đồng. Sư muội của bà ta là Lý Thu Thủy đã nhân cơ hội này tìm tới để trả thù. Sau đó, Thiên Sơn Đồng Lão và Hư Trúc bị truy đuổi phải trốn vào hầm băng của hoàng cung Tây Hạ. Bà ta đã uống máu của các loại trân cầm dị thú trong ngự hoa viên để luyện công.

Vi Nhất Tiếu bị tẩu hỏa nhập ma

Vi Nhất Tiếu là một nhân vật trong tác phẩm "Ỷ thiên đồ long ký" được biết đến với ngoại hiệu là Thanh Dực Bức Vương. Ông là một trong Tứ đại pháp vương của Minh giáo. Vi Nhất Tiếu vì bị tẩu hỏa nhập ma khi luyện công khiến kinh mạch bị chí hàn âm độc ứ đọng, phải hút máu người sống thì mới hóa giải được, nếu không sẽ bị lạnh cóng toàn thân và chết.

Vì sao nhà văn Kim Dung thêm chi tiết Thiên Sơn Đồng Lão, Dương Quá cần sử dụng máu tươi? - Ảnh 2.

Vi Nhất Tiếu để tránh bị trúng hàn độc chết mà uống máu người. (Ảnh: Baidu)

Vi Nhất Tiếu từng nhiều lần hút máu của đệ tử phái Nga Mi khiến cho họ rất tức giận. Hơn nữa, Vi Nhất Tiếu còn là đệ nhất cao thủ về khinh công nên lục đại môn phái cũng không làm được gì ông ta. Diệt Tuyệt sư thái từng nói: "Từ lâu nghe đồn khinh công của Vi Nhất Tiếu thiên hạ vô song, quả nhiên danh bất hư truyền, hơn ta rất nhiều." Vì thế, giang hồ gọi Vi Nhất Tiếu là đại ma đầu độc ác chuyên hút máu người.

Mãi tới sau này, Trương Vô Kỵ đã dùng Cửu Dương chân kinh chữa trị cho Vi Nhất Tiếu nên ông ta mới không cần phải hút máu người để vận nội công nữa. Từ đó, Vi Nhất Tiếu đã trở thành một trợ thủ đắc lực của Trương Vô Kỵ.

Dương Quá bắt hồ ly chín đuôi

Trong chương thứ 34 của tác phẩm "Thần điêu hiệp lữ" viết rằng, khi Dương Quá tìm bắt hồ ly chín đuôi tình cờ gặp được 1 bà lão tóc trắng. Đó chính Anh cô hay còn gọi là Lưu Anh, một vị quý phi của Đoàn Trí Hưng nước Đại Lý. Tuy Anh cô có dáng vẻ của 1 bà lão nhưng đường nét trên khuôn mặt vô cùng thanh tú, điều này chứng tỏ khi còn trẻ bà ấy hẳn là 1 mỹ nhân.

Dương Quá mở lời mong Anh cô để mình bắt hồ ly chín đuôi để lấy máu cứu mạng người bạn của mình. Máu của hồ ly được nhắc đến ở đây là một trong những loại thuốc chữa bệnh. Máu của loài vật này khi uống vào có thể giúp vết thương nhanh lành, trấn áp được độc dược.

Vì sao nhà văn Kim Dung thêm chi tiết Thiên Sơn Đồng Lão, Dương Quá cần sử dụng máu tươi? - Ảnh 3.

Anh cô từng định dùng máu của hồ ly chín đuôi để cứu con trai mình. (Ảnh: Baidu)

Ngoài ra, trong cuốn "Tiếu ngạo giang hồ" từng đề cập tới việc uống máu ngựa như 1 cách vượt qua cơn đói. Cụ thể, trong chương thứ 18, Hướng Vấn Thiên trong lúc nguy cấp từng đề nghị nếu không có lương khô hãy uống máu ngựa. Sau đó, một bàn tay 5 ngón liền chọc vào cổ con ngựa, ông ta lao vào uống vài ngụm máu ngựa. Lệnh Hồ Xung lúc đó cũng uống tới no bụng. Qua đây có thể thấy máu ngựa có thể thay cho đồ ăn.

Nhiều độc giả cho rằng tình tiết nhân vật sử dụng máu tươi để tu luyện hay trị bệnh có phần ghê rợn và không cần thiết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, cách mà nhà văn Kim Dung sử dụng các tình tiết này và lồng ghép chúng một cách tinh tế trong các tác phẩm của mình khiến cho các tác phẩm của ông cuốn hút và có nét độc đáo hơn rất nhiều.

*Bài viết tổng hợp dựa trên các ý kiến chia sẻ quan điểm về những tiểu thuyết kiếm hiệp từ trang tin Kknews

https://soha.vn/vi-sao-nha-van-kim-dung-them-chi-tiet-thien-son-dong-lao-duong-qua-can-su-dung-mau-tuoi-20220422210709826.htm