- Theo Nhịp Sống Việt | 30/03/2020 08:15 PM
Một cây RAM 8GB đầu năm 2019 có thể có giá lên đến 2 triệu rưỡi. Đến đầu năm nay, cũng là cây RAM đó nhưng giá nó chỉ còn có một nữa thôi. Mấy cái SSD cũng vậy, giá của chúng lên xuống cực kỳ thất thường. Nếu để ý một chút thì bạn sẽ thấy rằng RAM và SSD là linh kiện có giá thành không ổn định nhất trong tất cả các thiết bị phần cứng máy tính. Tại sao vậy?
Thật ra chẳng có gì phức tạp cả đâu, mọi chuyện nó đơn giản lắm. Chúng ta bắt đầu nhé.
Cho mấy bác nào chưa biết thì chip DRAM và NAND nhớ là những mặt hàng rất đa dụng. Thật ra chúng không chỉ xuất hiện trong máy tính thôi đâu, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ điện thoại cho đến smart TV, smart watch hay thậm chí cả lò vi sóng thông minh nữa. Chúng xuất hiện trong vô số thiết bị điện tử của thế giới hiện đại. Đây chính là sự đa dụng mà chúng ta đang nói đến. Và chính sự đa dụng này là nguồn cơn của mọi chuyện.
DRAM và NAND trong máy tính, điện thoại và nhiều thiết bị khác về cơ bản là giống nhau. Thế nên các nhà sản xuất có thể dễ dàng tăng sản lượng của chúng để phục vụ cho nhiều thị trường khác nhau. Tất cả những gì họ phải làm là thu nhỏ kích thước vật lý của chip DRAM/NAND lại để sản xuất ra càng nhiều đơn vị trên cùng một tấm wafer càng tốt để bán cho mọi khách hàng từ những thị trường khác nhau của mình. Vấn đề bắt đầu từ đây.
Có quá nhiều nguồn lực bên ngoài tác động vào giá RAM và NAND dẫn đến việc các nhà sản xuất khó có thể xác định được số lượng hàng hóa mà họ cần phải sản xuất để cung cấp cho các khách hàng của mình. Và kết quả là việc thiếu – thừa hàng hóa cực kỳ dễ xảy ra. Ví dụ một mẫu iPhone mới ra mắt và bán rất chạy khiến cho nguồn linh kiện như DRAM và NAND nhớ khan hiếm. Một ví dụ khác là các nền tảng chơi game đám mây như Google Stadia xuất hiện, Google mua cực nhiều DRAM và NAND nhớ cũng khiến cho lượng hàng hóa bị ảnh hưởng.
Thêm vào đó nữa là các dây chuyền sản xuất linh kiện bán dẫn vốn cực kỳ rườm ra và phức tạp, chỉ cần một sự có nhỏ thôi cũng có thể biến thành thảm họa trong chớp mắt. Ví dụ như một nhà máy sản xuất DRAM bị cúp điện đi, hệ thống lọc khí sẽ không hoạt động dẫn đến các hạt bụi li ti từ môi trường rơi lên wafer. Thế là bùm, tất cả những tấm wafer có dính bụi trên dây chuyền sản xuất đều toang hết. Và thông thường thì người ta sẽ phải mất cả tuần hoặc hơn để khắc phục một sự cố như vậy.
Các xung đột chính trị cũng là nguyên nhân, lấy ví dụ là vụ cãi vã om sòm làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực báo chí của 2 ông hàng xóm Nhật – Hàn hồi năm 2019 đi. Mọi chuyện đúng ra vẫn tốt đẹp cho đến khi Hàn Quốc mang chuyện từ thời Thế Chiến thứ II ra nói, kèm theo một mớ vấn đề khác nữa khiến cho mọi chuyện dần xấu đi. Kết quả là Nhật đã trừng phạt Hàn Quốc bằng cách áp dụng chính sách hạn chế xuất nhập khẩu khiến Hàn Quốc không có nguyên liệu để sản xuất RAM. Khổ nổi Samsung và SK Hynix của Hàn Quốc lại là 2 nhà cung cấp chip DRAM chủ yếu cho thị trường toàn cầu khiến cả thế giới bị vạ lây. Rất may là vụ này đã tạm coi là có một kết thúc êm đẹp và chóng vánh nên thị trường RAM, SSD không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên đó là may mắn thôi, bất kỳ loại xung đột nào tương tự nhưng bị kéo dài đều có thể khiến cho mọi chuyện trở nên tồi tệ và đẩy giá SSD, RAM lên cao chóng mặt.
Nhớ lại cái hồi bùng nổ smartphone, các nhà sản xuất chip DRAM và NAND nhớ đã dự đoán thị trường smartphone sẽ phát triển mạnh mẽ. Thế là sau vài năm, người người có smartphone, nhà nhà có smartphone và bùm, thị trường bão hòa khiến hàng hóa bị thừa và giảm giá chóng mặt. Mấy thanh niên mua RAM trong lúc đó đột nhiên có được một món hời. Thậm chí đã có những lúc giá RAM bị đẩy xuống thấp hơn cả chi phí sản xuất.
Từ những nguyên nhân trên, chúng ta có thể thấy thị trường chip DRAM và NAND nhớ rất mong manh, dễ biến động và bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố không thể lường trước được. Thế nên cũng không lạ gì khi giá của chúng tăng giảm thất thường như vậy. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến được cho các bạn những thông tin hữu ích và thú vị.
Nguồn Techquikie biên dịch Gearvn