Vì sao Gia Cát Lượng một đời tận trung với Lưu Bị?

Nipp  - Theo Trí Thức Trẻ | 29/10/2016 07:00 PM

Bát Quái Trận Đồ
01/11/2016 NCB: Đang cập nhật NPH:

Trong khi Tào Tháo và Tôn Quyền đều có thực lực hùng mạnh hơn cả, vậy mà Khổng Minh vẫn nguyện cả đời phò tá Lưu Bị.

Nguyên nhân vì sao Gia Cát Lượng một mực tận trung với Lưu Bị cả đời luôn là đề tài mà nhiều năm qua các học giả Trung Quốc vẫn luôn tranh cãi. Có người cho rằng Khổng Minh theo Lưu Bị vì được tận tình phát huy “sở học” của mình. Cũng có người cho rằng đó là vì lý tưởng chính trị Nho gia của Lưu Bị phù hợp với ông.

Theo đại tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện về Lưu Bị 3 lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng. Lưu Bị sau này còn nói: “Cô gia nay có Khổng Minh, giống như cá gặp nước vậy”. Lưu Bị và Gia Cát Lượng trở thành hình mẫu chuẩn trong quan hệ quân – thần.


“Cô gia nay có Khổng Minh, giống như cá gặp nước vậy”

“Cô gia nay có Khổng Minh, giống như cá gặp nước vậy”

Quan niệm Nho giáo của Gia Cát Lượng

Theo các nghiên cứu lịch sử, lý tưởng trị quốc của Khổng Minh là chính trị Nho giáo – đề cao chữ “nhân”. Lưu Bị khi ấy lại được nhiều người biết tới với hình tượng “nhân nghĩa”, đề cao con người và làm theo lẽ phải.

Trong khi đó, Tào Tháo lại là người có xu hướng cường quyền, một tay nắm chính trị. Vì trung thành tuyệt đối với tư tưởng Nho giáo, dĩ nhiên Gia Cát Lượng sẽ không theo Tào Ngụy.


Ba lần Lưu Bị đến mời Khổng Minh

Ba lần Lưu Bị đến mời Khổng Minh

Thêm vào đó, hành động thao túng chính quyền trung ương của Tào Tháo chính là một hành động phản Hán – điều đi ngược với tôn chỉ của Khổng Minh. Đây cũng là lý do cơ bản khiến Khổng Minh đi theo Lưu Bị – người có huyết thống hoàng gia.


Lưu Bị – vị lãnh tụ hiền đức

Lưu Bị – vị lãnh tụ hiền đức

Vì đi theo tư tưởng Nho giáo, lại thấy được sự “nhân nghĩa” của Lưu Bị, Khổng Minh đã bị thu hút theo phò tá bậc quân chủ này. Có thể thấy, trong nhiều tác phẩm về Trung Quốc cổ đại đều đề cao đạo đức, phẩm hạnh của những vị lãnh tụ. Họ tin rằng, một bậc quân chủ anh minh, nhân nghĩa có thể xây dựng một đất nước hòa hợp, trên dưới một lòng.

Lưu Bị – vị lãnh tụ hiền đức

Vậy Lưu Bị đã làm những gì để xứng với danh “nhân nghĩa” ấy? Ngay từ buổi đầu gặp mặt Trương Phi, Quan Vũ, Lưu Bị đã bày tỏ ý muốn “dẹp giặc yên dân” của mình. Không ngồi yên nhìn cảnh loạn lạc, dân lầm than, giặc cướp khắp nơi, muốn đem sức mình ra giúp nước, khôi phục thái bình, đó chính là nhân nghĩa.

Hiển nhiên, nhân nghĩa của Lưu Bị đã được Gia Cát Lượng quan sát. Những hành động của ông đồng điệu với lý tưởng của Khổng Minh nói riêng và các nhân sĩ Nho giáo nói chung. Đây được coi là “thế mạnh áp đảo” của Lưu Bị thời kỳ bấy giờ.

Tài năng của Gia Cát Lượng chỉ thật sự được “phô diễn” ở Thục Hán

Mặc dù đã xây dựng được tiếng tăm, thế nhưng trước khi mời được Gia Cát Lượng, Lưu Bị lại chưa có được quân sư nào quanh mình. Thêm nữa, bên cạnh Lưu Bị lúc ấy lại toàn là Võ tướng như: Trương Phi, Quan Vũ, Triệu Vân... nên Khổng Minh sẽ được thỏa sức thể hiện tài năng của mình.

Phải thừa nhận rằng, khi gia nhập với Lưu Bị, toàn bộ lý tưởng, hoài bão của Khổng Minh sẽ được đặt vào vị lãnh tụ này. Từ sự lựa chọn của mình, Gia Cát Lượng đã cho ta thấy ông sẵn sàng đấu tranh để thực hiện hóa nguyện vọng cao cả của mình qua Lưu Bị, bất chấp thất bại.


Khổng Minh sẽ được thỏa sức thể hiện tài năng của mình

Khổng Minh sẽ được thỏa sức thể hiện tài năng của mình

Điều thú vị là, theo nhiều nghiên cứu của các sử gia lớn, Khổng Minh đã quyết tâm theo phò tá Lưu Bị ngay từ khi còn ở ẩn. Có lẽ ông vẫn chờ xem bậc quân chủ nhân nghĩa kia có nhìn thấu được mình không. Và quả thật, sau ba lần đến thỉnh cầu, Gia Cát Lượng đã nguyện theo Lưu Bị cả đời.

Mối quan hệ quân – thần được khắc họa trên nhiều phương diện

Theo sử ký Tam Quốc ghi nhận, bộ đôi Lưu Bị – Khổng Minh đã khiến quân Tào Ngụy nhiều lần chuốc lấy thất bại cay đắng. Mặc dù vậy, cho đến cuối đời, Lưu Bị và Khổng Minh vẫn chưa thể đạt được mộng tưởng thống nhất ba nước.


Bát Quái Trận Đồ – game chiến thuật SLG thời gian thực

Bát Quái Trận Đồ – game chiến thuật SLG thời gian thực

Còn trong tựa game Bát Quái Trận Đồ sắp tới, hai đội bộ binh và cung binh của Lưu Bị – Gia Cát Lượng liệu có thể cản nổi “vó ngựa tung hoành” của đoàn kỵ binh Tào Tháo? Đây hứa hẹn sẽ là cuộc chiến “cân não” cho bất kỳ game thủ yêu thích chiến thuật nào.

Để tìm hiểu thêm thông tin của Bát Quái Trận Đồ, hãy click vào ĐÂY.