Vì sao "của quý" trên các tượng nam cổ đại lại nhỏ hơn so với bình thường?

Mirikatoji  - Theo Helino | 18/01/2019 06:30 PM

Câu hỏi này có lẽ đã khiến hàng triệu người phải tò mò trong suốt bao thập kỷ qua?

Sau khi chế độ dân chủ ra đời ở thủ đô Athens, Hy Lạp bắt đầu xuất hiện những bức tượng được chạm khắc tinh xảo, chân thực và trở thành nét độc đáo trong nền văn hóa nước này. Thế nhưng, điều kỳ lạ ở hầu hết những bức tượng Hy Lạp Cổ Đại là "cậu nhỏ" của các tượng nam lại rất khiêm tốn, kể cả với những nhân vật có thân hình "lực lưỡng" và nhu cầu cao.

Điều này đã khiến rất nhiều người tò mò, và cũng có rất nhiều lời lý giải đã được đưa ra. Tuy nhiên hôm nay chúng ta sẽ tổng hợp lại những nguyên nhân chủ yếu về vấn đề này nhé.

1. Cậu bé nhỏ là để tránh xúc phạm thần linh

Vì sao của quý trên các tượng nam cổ đại lại nhỏ hơn so với bình thường? - Ảnh 1.

Như chúng ta đều biết người Hy Lập rất tôn thờ thần linh, đây là một tôn giáo ngàn đời nay của họ. Đối với người dân nơi đây thì thần Zeus là hiện thân của uy quyền tối thượng, và phàm nhân thì không được quyền vượt mặt thần linh.

Chính vì vậy, các hình tượng nam giới khi thể hiện trong nghệ thuật không được có dương vật quá to vì nếu lỡ tay làm ''vượt mặt'' thần Zeus thì sẽ mang tội. Vì thật sự không ai biết "của quý" của các vị thần như thế nào, nên tốt nhất cứ làm nhỏ hẳn đi thì không phải lo lắng gì nữa.

2. Cậu bé nhỏ chứng tỏ thông minh

Vì sao của quý trên các tượng nam cổ đại lại nhỏ hơn so với bình thường? - Ảnh 2.

Hy Lạp và La Mã cổ đại là một trong những nền văn minh rực rỡ của nhân loại, họ phát triển nền tảng triết học cao thâm từ rất sớm, đề cao kiến thức uyên bác hơn là những sức mạnh cơ thể bình thường. Chính vì thế họ không muốn thể hiện dương vật to, lo ngại nó sẽ quá nổi bật và làm mất đi sự thanh thoát, khoan thai của bậc trí giả.

Trong quyển sách "Lên Giường Cùng Người Hy Lạp Cổ" của nhà sử học Paul Chrystal có nói: "Dương vật nhỏ phù hợp với hình mẫu người đàn ông đẹp của Hy Lạp cổ. Đó là một biểu hiện của sự mở mang, biểu tượng của nền văn minh".

Người Hy Lạp quả quyết rằng, một người đàn ông có bộ phận sinh dục khiêm tốn chính là người có lý trí vì anh ta không bị chi phối bởi ham muốn tình dục. Chính vì vậy cậu bé nhỏ chứng tỏ người này rất thông minh, lý trí không bị ảnh hưởng bởi những thứ tầm thường.

3. Cậu bé nhỏ mới là chuẩn mực của cái đẹp

Vì sao của quý trên các tượng nam cổ đại lại nhỏ hơn so với bình thường? - Ảnh 3.

Trong thời hiện đại thì có vẻ là cái gì càng to thì càng đẹp, đặc biệt là bộ phận "nhạy cảm", nó biểu tượng cho sức mạnh của một con người. Như phụ nữ có bộ ngực và bờ mông to được xem là quyến rũ, còn nam giới thì "cậu nhỏ" to với khỏe là bản lĩnh của đàn ông.

Nhưng thời cổ đại quan niệm về cái đẹp của họ lại khác. Phụ nữ không cần phải gọn gàng, mà được tôn vinh nhờ một vẻ đẹp tròn trịa, mỡ màng. Tương tự với phái mạnh, một cậu nhỏ "lực lưỡng" cũng không phải là cái mà họ mong muốn.

Theo như các tài liệu cổ của người Hy Lạp, của quý của nam giới phải "nhỏ, gầy, bao quy đầu dài" mới được gọi là chuẩn, tức là trái ngược hẳn với bây giờ. Còn những "cậu bé ngoại cỡ" sẽ bị đánh giá là nực cười, hoặc chỉ thuộc về những kẻ man tầm thường, không có giá trị.

Ngoài ra, người xưa tôn thờ những người có dương vật bé là nhờ một quan niệm về sinh sản. Theo đó, của quý càng ngắn, tinh dịch càng "ra" nhanh, và nhờ vậy khả năng thụ thai sẽ cao hơn. Vì vậy càng "ngắn và nhỏ" thì càng được mọi người yêu thích.

4. Cậu bé nhỏ là do người điêu khắc không "để tâm"

Vì sao của quý trên các tượng nam cổ đại lại nhỏ hơn so với bình thường? - Ảnh 4.

Một lý do nữa được đưa ra để giải thích cho vấn đề này là những nghệ sĩ thế hệ trước họ dành nhiều thời gian hơn cho các chi tiết tạo dấu ấn tượng cho người xem như cơ bắp, mắt hay thần thái khuôn mặt. Và họ dành ra rất ít thời gian chăm chút cho những chi tiết phụ như móng tay, móng chân và cậu nhỏ nên tạc để chúng nhỏ đi, ít chi tiết, tránh tình trạng lệch lạc với cơ thể.