- Theo Trí Thức Trẻ | 25/07/2020 06:37 PM
Đài Loan gắn với nhiều câu chuyện kinh dị khiến người nghe "mất ăn mất ngủ", không kỳ lạ khi cô bé áo đỏ - một hình tượng hay gắn với phim ảnh kinh dị thời nay, lại lấy cảm hứng từ truyền thuyết Đài Loan. Năm 1976, chính phủ Đài Trung mở khu du lịch sinh thái Dakeng, nhanh chóng trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng ở Đài Loan, còn được gọi là núi Dương Minh.
Khu du lịch này tiếp đón rất nhiều khách vì phong cảnh đẹp đẽ, có tổng cộng 12 đường mòn dẫn lên núi, dẫn đến những điểm tham quan riêng biệt. Câu chuyện bên dưới xảy ra ở địa điểm có một tảng đá khổng lồ đứng chênh vênh nơi vách đá. Vì cảnh tượng gió lùa vào đá khiến tảng đá lắc lư như sắp rơi, nơi này được gọi là Phong Động Thạch.
Những năm cuối của thập niên 90s, con đường leo lên Phong Động Thạch đón tiếp một đoàn khách du lịch khoảng 10 người đến dạo chơi. Trên chặn đường leo núi tham quan, một người đã dùng máy quay V8 quay lại hành trình của thành viên, nhưng sau khi về quên mất không mở máy lại xem nên quên bẵng đi.
Một thời gian sau, một trong số những người tham quan Phong Động Thạch hôm đó qua đời. Đó là người thứ hai trong đoàn tham quan qua đời kể từ sau chuyến đi tới khu du lịch Dakeng. Nhiều người cho rằng mình đã gặp phải thứ xui xẻo nào đó trong lúc đi du lịch, quyết định mở đoạn phim lên xem. Mọi người hoảng hồn phát hiện trong lúc cả đoàn đang leo núi, có một cô bé mặc áo đỏ đã đi theo họ không rời. Phóng to hình ảnh lên, họ thấy đó là một người có vóc dáng nhỏ bé như trẻ con, nhưng gương mặt trắng bệch lại già nua, hai mắt là hai lỗ đen sâu hoắm, tư thế đi nghiêng ngả, lảo đảo, giống như vừa đi vừa nhảy, khác hẳn với những người còn lại.
Ngoài ra, trong đoạn băng còn có cảnh một người đàn ông trong gia đình mỉm cười thật lớn, để lộ cái miệng đầy răng nanh trông rợn người. Bất kỳ ai xem đoạn phim cũng cảm thấy không khí u tối, quỷ dị, đáng sợ.
Không ai trong đoàn làm phim nhớ đã gặp cô bé này. Một thời gian trôi qua, người quay phim và một người khác trong đoàn tham quan gặp phải tai nạn giao thông vô cùng nghiêm trọng, phải vào viện cấp cứu. Những người còn lại liền gửi đoạn phim cho GTV – một công ty truyền thông lớn ở Đài Loan thời điểm đó. Sau khi nhận được đoạn phim, GTV đã phát sóng trong chương trình tâm linh của mình, ngay lập tức nhận được sự chú ý của nhiều người.
Nguồn: Phim The Tag Along
Người của tổ chương trình nhanh chóng liên lạc, tỏ ý muốn giúp người này, họ muốn cho anh ta xem đoạn phim để xác nhận rằng liệu đó có phải là cô bé áo đỏ anh ta từng gặp không. Nhưng có lẽ vì quá sợ hãi, anh ta nhất quyết từ chối. Chương trình liền lấy hình ảnh từ đoạn phim để hỏi thăm người sống quanh khu vực Dakeng và cảnh sát xem họ thấy cô bé này bao giờ chưa, nhưng đều nhận được cái lắc đầu.
Cuối cùng, chương trình quyết định nhờ đến một pháp sư cao tay để xua đuổi ma quỷ, giảm bớt sợ hãi cho mọi người. Một đoàn người gồm cả pháp sư leo lên đường núi, bầu trời đang sáng bỗng tối sầm lại, gió nổi lên tứ phía. Pháp sư vẫn lập đàn tế lễ, ngay sau đó, gió ngừng thổi, mây đen cũng tan hết. Pháp sư nói sẽ đưa cô bé áo đỏ về chùa, làm lễ tụng kinh để siêu độ cho cô bé.
Nguồn: Phim The Tag Along
Nhưng chuyện này không hù doạ được pháp sư, ông vẫn bình tĩnh lập đàn làm lễ, ngay sau khi pháp sư làm lễ xong, gió ngừng thổi, mây đen cũng tan hết, pháp sư nói mình đã thu phục được cô bé áo đỏ kia, đồng thời quyết định đưa cô bé về chùa để làm lễ tụng kinh siêu thoát cho cô.
Sau này, có người đến chỗ pháp sư hỏi thăm về cô bé, pháp sư đã tiết lộ rằng mình không siêu độ thành công mà kí mộ hiệp ước với hồn ma, buộc cô bé không được hại người nữa rồi thả đi. Chuyện về cô bé áo đỏ tới đây mới xem như tạm chấm dứt.
Nguồn: Phim The Tag Along
Đã có nhiều trường hợp người đi rừng trở về gặp phải vận xui hay bị quấy phá như câu chuyện trên. Tới nay, vẫn không ai biết được cô bé áo đỏ đó là ai, chuyện gì đã xảy ra với cô bé và những người trong đoàn tham quan.
Nguồn: Phim The Tag Along
Năm 2015, câu chuyện này trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim Trung Quốc gồm 2 phần có tên Váy Đỏ Đẫm Máu, và một phần hậu truyện khác có tên Cá Mặt Người. Bộ phim thêm thắt vào nhiều truyền thuyết linh thiêng, điều cấm kỵ trong tâm linh dân gian Đài Loan.