Truyện tranh Nhân gian thất cách (Ito Junji): Chẳng gì đáng sợ hơn hiện thực nghiệt ngã

Jessie Mai  - Theo Helino | 10/12/2019 06:59 PM

Trần trụi, tối tăm, tác phẩm “Nhân gian thất cách” trứ danh đã trở nên sống động hơn dưới nét vẽ kinh dị của Ito Junji.

Nhân gian thất cách (Thất lạc cõi người) là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn người Nhật Dazai Osamu. Hơn một thế kỷ trước, ông ra đời trong một gia đình địa chủ, và nhanh chóng bị cuốn vào cuộc đời bế tắc của thời loạn thế. Ông đã cố gắng tự sát tới 5 lần, và ở độ tuổi 39, Dazai đã thành công bằng cách trầm mình.

Truyện tranh Nhân gian thất cách (Ito Junji): Chẳng gì đáng sợ hơn hiện thực nghiệt ngã - Ảnh 1.

Tất cả những trải nghiệm trong năm tháng tăm tối của cuộc đời đều được Dazai Osamu viết lại thành Nhân gian thất cách – kẻ mất tư cách làm người. Tác phẩm sớm được chuyển thể thành truyện tranh do "ông hoàng kinh dị" Ito Junji chắp bút vẽ.

Nỗi sợ đến từ nhân thế

Ngay từ thuở thơ ấu, cậu bé Yozo đã có những suy nghĩ đầy phán xét với con người. Cha của cậu là một người độc đoán, gia trưởng. Yozo đã tự biến bản thân thành một thằng hề, nhằm che giấu sự thất vọng tột cùng của bản thân với xã hội, đồng thời đổi lấy sự "tôn trọng".

Truyện tranh Nhân gian thất cách (Ito Junji): Chẳng gì đáng sợ hơn hiện thực nghiệt ngã - Ảnh 2.

Thời niên thiếu, Yozo từng chứng kiến chị em trong gia đình tàn sát nhau vì tình yêu. Lên đại học, sự rủ rê của những "tay chơi" và đời sống mới mẻ của người trưởng thành đã dẫn lối cậu tới phố đèn đỏ ở Nhật Bản. Chẳng mấy chốc, Yozo từ bỏ sự nghiệp gia đình đã đặt ra, đi tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn bằng các thói quen trụy lạc.

Truyện tranh Nhân gian thất cách (Ito Junji): Chẳng gì đáng sợ hơn hiện thực nghiệt ngã - Ảnh 3.

Không lâu sau đó, anh ta bắt đầu được mời đến một nhóm kín, là nơi tuyên truyền tư tưởng Mác. Cuộc đời của Yozo lại ngoặt sang một hướng rẽ mới trước xã hội loạn thế, các cuộc tuyên truyền chính trị và bạo động. Bản thân anh ta chưa từng quan tâm tới những vấn đề này, nhưng lại lạc bước theo và cuốn đi chẳng hay.

Truyện tranh Nhân gian thất cách (Ito Junji): Chẳng gì đáng sợ hơn hiện thực nghiệt ngã - Ảnh 4.

Nhân gian thất cách có vẻ là một lựa chọn mới mẻ đối với Ito Junji. Ông thường tập trung vào những câu chuyện quỷ dị, viễn tưởng, lạ lùng, không có thật. Thế nhưng với Nhân gian thất cách, chất kinh dị của ông không còn cách nào khác, mà phải bộc lộ qua nhân cách con người và cuộc đời. Có vẻ như, nỗi sợ một thứ gì đó huyễn hoặc không có thật lại chẳng bằng nỗi sợ hiện thực.

Những ấn tượng tăm tối về phụ nữ

Những người phụ nữ xuất hiện trong cuộc đời của nhân vật Yozo đã để lại nhiều tác động, đồng thời là cảm giác tội lỗi. Ban đầu là sự ám ảnh của hai chị em trong nhà với Yozo, khiến họ tự tàn sát lẫn nhau. Sau đó là những người phụ nữ ở phố đèn đỏ, chỉ lướt qua nhưng để lại cho anh chàng Yozo những dấu ấn mới.

Truyện tranh Nhân gian thất cách (Ito Junji): Chẳng gì đáng sợ hơn hiện thực nghiệt ngã - Ảnh 5.

Tuy nhiên, Matagi có vẻ là người đáng sợ nhất đối với Yozo. Matagi là một phụ nữ theo phong trào chủ nghĩa Mác, nhanh chóng nảy nở thứ tình cảm đầy chiếm hữu với Yozo. Cuối cùng là Tsuneko, một cô gái cũng vùng vẫy trong vũng lầy của tâm hồn. Yozo quyết định tự sát cùng với Tsuneko, nhưng cuối cùng chỉ có bản thân cô chết.

Bi kịch của kẻ "mất tư cách làm người"

Ngay từ đầu, Yozo đã mang tư tưởng của một kẻ bên lề xã hội. Cậu biến mình thành trò hề để "bắt chước" với cuộc sống bình thường xung quanh, nhưng trong thâm tâm lại không hiểu tại động cơ sống và tồn tại của con người. Cho tới quãng đời trưởng thành, lạc mình vào trong rắc rối phức tạp hơn, Yozo vẫn khiếp sợ cách thế giới này vận hành.

Truyện tranh Nhân gian thất cách (Ito Junji): Chẳng gì đáng sợ hơn hiện thực nghiệt ngã - Ảnh 6.

Bản thân Yozo dường như luôn cảm thấy tội lỗi, đặc biệt là với phụ nữ. Đó là lý do Yozo luôn nhìn thấy những "bóng ma" vất vưởng xung quanh mình: bóng ma của bạn bè, người thân, của những "người phụ nữ đáng sợ." Bản thân cho rằng mình đã gây ra cái chết của họ, nên Yozo vĩnh viễn bị ám ảnh bởi các bóng ma này.

Truyện tranh Nhân gian thất cách (Ito Junji): Chẳng gì đáng sợ hơn hiện thực nghiệt ngã - Ảnh 7.

Hai nguyên do trên chưa đủ để nhân vật Yozo, tuy trở thành nhà văn tài năng, nhưng lại tìm đến cái chết do không muốn làm người nữa. Mấu chốt dường như nằm ở sự thất vọng đối với xã hội, con người. Đó là bi kịch mà lớp trẻ ở thời đại nào cũng từng cảm thấy. Vì vậy mà ngay cả ở thời hiện đại, nhiều người vẫn tìm thấy hình bóng chính mình trong Nhân gian thất cách.

Bạn đọc có thể thảo luận, trao đổi thêm về truyện tranh cũng như các tác phẩm kinh dị khác tại ĐÂY.