Truyện tranh kinh dị của Nishioka Kyodai và những góc khuất tăm tối nhất trong xã hội con người

Jessie Mai  - Theo Helino | 05/12/2019 06:03 PM

Với những câu chuyện đen tối có thể tìm thấy trong cuộc sống hiện đại, Nishioka Kyodai đã biến chúng thành các mẩu truyện tranh kinh dị khó quên.

Nishioka Kyodai là một nhóm mangaka gồm 2 thành viên. Những tác phẩm đầu tiên của họ xuất hiện từ khá sớm, vào năm 1989. Những năm sau đó, truyện tranh của Nishioka Kyodai trở nên nổi tiếng, mặc dù cho đến những năm 2010 tới nay, độc giả Việt mới có cơ hội tiếp cận với các mẩu chuyện khó quên của nhóm tác giả này.

Truyện tranh kinh dị của Nishioka Kyodai và những góc khuất tăm tối nhất trong xã hội con người - Ảnh 1.
Truyện tranh kinh dị của Nishioka Kyodai và những góc khuất tăm tối nhất trong xã hội con người - Ảnh 2.

Manga của nhóm Nishioka Kyodai mặc dù có nét vẽ như chuyện trẻ em, nhưng lại hướng đến giới trẻ, cùng các nội dung khá tăm tối. Chủ đề truyện thường xoay quanh những câu chuyện đau lòng, tệ nạn xã hội, tự tử, những vướng mắc trong cuộc sống hiện đại và nỗi sợ hiện sinh.

Truyện tranh kinh dị của Nishioka Kyodai và những góc khuất tăm tối nhất trong xã hội con người - Ảnh 3.

Chẳng hạn như oneshot "Cho lũ con tôi", tác giả đã đề cập tới một chủ đề ai cũng phải đối mặt trong đời: nên có con hay không. Trước các quyết định lớn của cuộc đời, ai cũng từng dừng lại trước mâu thuẫn: liệu nên sinh con hay không, khi điều kiện hiện tại không tốt, và bản thân cũng không thích bị ràng buộc bởi trẻ em?

Truyện tranh kinh dị của Nishioka Kyodai và những góc khuất tăm tối nhất trong xã hội con người - Ảnh 4.
Truyện tranh kinh dị của Nishioka Kyodai và những góc khuất tăm tối nhất trong xã hội con người - Ảnh 5.

Truyện tranh của Nishioka khiến người đọc khiếp sợ vì độ chân thực, tăm tối và buồn bã của cuộc sống, mà dường như ai cũng có thể tìm thấy chính mình trong đó.

Các câu chuyện thường được kể theo giọng tự truyện, không có hoặc rất ít khi có đối thoại. Kết hợp với hình ảnh, các mẩu chuyện trở thành những phép ẩn dụ tài tình. Chẳng hạn như trong oneshot "Cô gái sói", tuy nhân vật nói rằng mình ở với một con sói hoang, nhưng trong khung truyện lại là một con người.

Truyện tranh kinh dị của Nishioka Kyodai và những góc khuất tăm tối nhất trong xã hội con người - Ảnh 6.

Cảm giác lửng lơ, im lặng, kỳ quái trong truyện tranh của Nishioka trở thành chất kinh dị riêng, có thể so sánh với cả Ito Junji. Cả hai đều đề cập tới những hiện tượng kỳ quái, bí ẩn của thế giới và con người. Tuy nhiên, trong khi truyện Ito Junji thường là giả tưởng, thì Nishioka lại đề cập tới những góc tăm tối có thật trong cuộc đời con người.

Khiếp sợ, choáng váng nhất vẫn là bộ "God’s child" (Đứa con của Chúa). Câu chuyện kể về một đứa trẻ được so sánh với "con của Chúa", với những tư tưởng cực đoan, hiểm ác, tăm tối, nhằm trả thù thế giới.

Truyện tranh kinh dị của Nishioka Kyodai và những góc khuất tăm tối nhất trong xã hội con người - Ảnh 7.

God’s child, cũng như các tác phẩm khác của nhóm Nishioka, không có hội thoại mà chỉ có lời tự truyện của nhân vật. Câu chuyện theo chân đứa trẻ từ trước cả khi sinh ra, tuổi thơ ấu tới tuổi trưởng thành. Khi còn nhỏ, đứa bé này đã không bình thường, mà dường như mang tâm lý của một kẻ sát nhân thái nhân cách. Tuy tài giỏi, vượt trội hơn, nhưng nó lại có những suy nghĩ cực đoan, đồi trụy, độc ác.

Tuy nhiên, Nishioka luôn để ngỏ một câu hỏi khiến độc giả không ngừng thắc mắc: là đứa trẻ này sinh ra đã độc ác đơn thuần, hay do những điều khủng khiếp xảy ra quanh xã hội đã khiến nó trở thành người như thế? Những tình tiết trong truyện đập vào độc giả với những cú shock đen tối: từ chuyện một đứa trẻ nhìn thấy cô giáo mình bị cưỡng bức, cho đến "vụ giết người đầu tiên."

Truyện tranh kinh dị của Nishioka Kyodai và những góc khuất tăm tối nhất trong xã hội con người - Ảnh 8.

Về phong cách, không lại khi nhiều người đọc xong vẫn... ngơ ngác không hiểu gì. Khác với đại đa số các tác giả kinh dị hiện giờ, Nishioka không tập trung vào nét truyện kinh dị để thu hút độc giả. Phong cách của nhóm bắt nguồn từ sự trừu tượng, mẫu pattern có thể được tìm thấy trong các câu chuyện cổ tích châu Âu trước thế kỷ 20.

Qua nhiều năm, phong cách của Nishioka không còn vuông vức, nặng nề, mà thanh nhẹ hơn. Tuy nhiên họ vẫn sử dụng những nét brush dày thường được sử dụng trong manga thập niên 90, giờ đang trên bờ vực biến mất.

Bạn đọc có thể thảo luận, trao đổi thêm về bộ phim cũng như các tác phẩm kinh dị khác tại ĐÂY.