- Theo Helino | 05/12/2018 11:55 PM
10. Klonoa: Door to Phantomile (Namco, 1998)
Sự ra đời của Super Mario 64 khiến công chúng không còn mặn mà với những tựa game 2D cổ điển, nhưng điều đó không khiến các nhà phát triển game phải đắn đo. Klonoa là một trong những nỗ lực âm thầm xuất sắc nhất, một tựa game hành động bay nhảy trên các phiến đá mang lại những trải nghiệm chân thật cho người chơi.
Trong game, chúng ta sẽ vào vai nhân vật chính là Klonoa với các khả năng như nhảy xa hơn với chỉ một ít khả năng bay lượn, nắm lấy và hất văng kẻ địch bay xa như viên đạn, và thoát khỏi vòng vây kẻ thù chỉ với một bước nhảy đôi. Dù tất cả chỉ là một thế giới 2D được phối hợp cho ra cảm giác 3D, nhưng tựa game cũng sợ hữu những hiệu ứng rực rỡ thông qua những chuyển động của Camera. Game lấy cảm hứng từ cuộc hành trình “Night into Dream”, Klonoa nâng tầm một trò chơi cổ điển với hình ảnh mới lạ, thiết kế độ khó thông mình và một cốt chuyện có chiều sâu, xứng đáng là một trong những tuyệt phẩm PS1.
9. Eihander (Square, 1997)
Tựa game này cũng khá giống Klonoa khi mang trong mình vẻ 2D cổ điển nhưng được khoát lên vẻ 3D mĩ miều. Tựa game chịu nhiều ảnh hưởng từ trò chơi Thunder Force của Technosoft và Sega, bao gồm cả cơ chế thay đổi vũ khí. Đồ họa của game cũng rất đặc sắc với một thế giới 3D phức tạp nhưng sống động, cơ chế bắn súng mới giúp thổi hồn cho một thể loại game bắn súng đã xưa cũ mà không làm mất đi giá trị cốt lõi của nó. Chính vì đó mà tựa game dành được nhiều sự đánh giá rất cao từ game thủ và đồng thời nâng cao tên tuổi của nhà phát triển Square khi ví họ như là “kẻ bất bại” ở bất kỳ thể loại nào.
8. Incredible Crisis (Polygon Magic, 2000)
PS1 lần đầu ra mắt đã cho các nhà phát triển thấy được sự hấp dẫn của mình với các yếu tố kỹ thuật chưa từng có trước đây. Do vậy nền tảng này nhanh chóng trở thành ngôi nhà cho rất nhiều tựa game hoành tráng thử nghiệm và sáng tạo. Một trong số đó là Incredible Crisis của Kenichi Nishi.
Tựa game này vì nhiều lý do mà không thể hoạt động được trên dòng máy Super NES, nhưng lại có thể chạy tốt trên hệ PS1. Incredible Crisis là một bộ sưu tập những minigame tuy kỳ lạ nhưng rất thú vị chung quanh một nhân vật rất láu cả. Với một câu truyện được xây dựng rất hoàn chỉnh nhưng rất vui nhộn, cùng với những hiệu ứng, âm thanh và ánh sáng phù hợp, tựa game này không chỉ gây được nhiều tiếng vang, mà truyền cảm hứng cho series game WarioWare sau này. Đây thực sự là một trải nghiệm mà chúng ta nên thử một lần.
7. Final Fantasy Tactics (Square, 1998)
Final Fantasy trên PS1 thì không thiếu, nhưng để lựa chọn ra phần game hay, chắc chắn chỉ có thể Tactics Ogre. Về cơ bản, tựa game đưa nhân vật vào những trận chiến theo lượt mà ở đó, các yếu tố là vị trí, độ cao và thời gian có một tác động rất lớn đến kết quả của mỗi hành động. Đôi khi game đưa người chơi vào những khoảnh khắc khó khăn và phải rất chật vật mới vượt qua được màn chơi đó. Thêm vào, chiều rộng và chiều sâu của cả hệ thống cũng thống nhất với nhau, do vậy tăng giá trị chơi lại cho tựa game khi mõi cuộc hành trình đều có một phương cách xử lý khác nhau. Ngoài ra, cơ chế chiến đấu, cùng cơ chế mở khóa kỹ năng cũng góp phần lớn cho sự thành công của tựa game.
6. R4: Ridge Racer Type 4 (Namco, 1999)
Tựa game thùng đua xe R4 này là một trong nhân tố góp phần cho sự bán chạy của PS1 thời đó. Đây là phần thứ 4 của series và nó được thiết kế riêng cho nên tảng này, và nó cũng đạt được đỉnh cao sáng tạo của nó. Ngoài đồ họa và đội xe có thể mở khóa có nhiều nét tương đồng với các tựa game cùng thời, nhưng R4 giúp người chơi tận hưởng cảm giác trung thực khi đua xe và thư giản ngắm nhìn vẻ đẹp của những con đường đua Châu Âu. R4 cũng bao hàm cả chế độ cốt truyện, với cơ chế drift độc đáo, tùy chỉnh phương tiện và thâm chỉ là cả bản làm lại với frame lên đến 60fps so với bản gốc nữa. Đây thực sự là một tựa game đua xe dành cho tất cả mọi người, không chỉ riêng cho fan đua xe.
5. Resident Evil 2 (Capcom, 1998)
Đây có lẽ là một trong số những tựa game sinh tồn kinh dị hay nhất thời đó. Trong vai 2 nhân vật là vị cảnh sát Kennedy và cô sinh viên Claire Redfield, câu chuyện của họ sẽ trải dài từ những biệt thự chật chội ra đến những con đường tràn ngập zombies, và người chơi có thể điêu khiển cả 2 nhân vật. Thông qua hành trình của mỗi nhân vật luôn kết hợp và vặn xoắn với nhau, chúng ta có thể hiểu rõ được cốt truyện cũng như xuất thân và hoàn cảnh của mỗi nhân vật.
RE 2 là một cuộc hành trình đầy tính nghệ thuật với rất nhiều những bí mật đang chờ người chơi khám phá, do vậy làm gia tăng giá trị chơi lại của tựa game. Thêm vào đó, vì được xây dựng từ phiên bản tiền nhiệm, RE2 được bổ sung nhiều nhân vật hơn, nhiều thử thách hơn, nhiều quái vật hơn, do vậy gia tăng sự căng thẳng trong cả cuộc hành trình. Dẫu vậy, RE2 vẫn giữ nguyên một số thứ như góc camera cố định, cơ chế điều khiển và định hướng nhân vật cùng quản lý kho đồ của mình. Dù về mặt đồ họa có vẽ đã lỗi thời ở ngày nay, song giá trị chơi lại của nó cũng rất cao mà hãng đã chính thức remake lại tựa game này và sẽ phát hành trong 2019.
4. Castlevania: Symphony Of The Night (Konami, 1997)
Không biết vì lý do gì mà Konami lại sản xuất series Castlevania trên một định dạng 2D, và tất nhiên, nó không nhận được nhiều sự quan tâm kể cả ở thị trường Nhật. Tuy nhiên, phiên bản Symphony Of The Night hóa ra lại là phần game tốt nhất của cả series và được đánh giá rất cao trong thư viện của PS1. Nhà phát triển đã xử lý rất tốt mảng đồ họa 2D tốt hơn những gì họ mong đợi, và kết quả là Konami đã cho ra đời một tựa game hành động nhập vai hoàn toàn mỹ mãn với sự đầu tư xứng đáng. Trong game, bạn sẽ nhập vai anh chàng Alucard chỉ cao vài pixel và tham gia vào một cuộc hành trình rất thú vị và lôi cuốn.
3. Vagrant Story (Square, 2000)
Có thể vì phiên bản tiền nhiệm là Parasite Eve quá ngắn ngủi, Vagrant Story nay lại được Square làm cho dài thêm, nhưng dẫu vậy đây vẫn là một tựa game hay. Game được làm trong một định dạng pha trộn giữa chất truyện tranh và chất giả tưởng, với một cốt truyện được kể bằng tiếng Anh giàu chất thơ mang đến cho tựa game một không khí như trong những vần thơ của Shakepeare khiến Vagrant Story trở thành một tựa game cực kì ấn tượng về kỹ thuật mà không có tựa game nào đạt được. Vagrant Story được liên kết với nhau bởi cơ chế hành động thông mình thêu dệt nên một cơ chế bình định và giải đố khá thú vị. Thêm vào đó, một thệ thống chiến đấu phức tạp giúp bạn cảm nhận được nhịp điệu của trò chơi. Do vậy Vagrant Story lại được đánh giá cao trên PS1.
2. Parappa The Rapper (Nanaon-sha, 1997)
Ngày mà định dạng CD-ROM được giới thiệu, nhiều nhà phát triển lúc đó không biết phải làm gì khi dung lượng được mở rộng hơn. Có nhiều ý tưởng hay được đưa ra, nhưng ai cũng nghĩ đến việc tô điểm thêm cho tiêu chuẩn của những tựa game. Cho mãi tới khi mà RaRappa the Rapper ra mắt, người ta thấy âm thanh chất lượng CD trở nên không thể thiếu với bản thân trò chơi. Do vậy, Sony đã biến bản thân thứ âm nhạc trở thành một trò chơi, dưa người chơi vào một trận chiến âm nhạc để tán tỉnh cô bạn gái của mình.
RaPappa tổng hợp nhiều ý tưởng chưa được tận dụng trong ngành công nghiệp game, và biến chúng thành một tựa game âm nhạc hay và tận dụng tối đa phần cứng PS1. Du các nhân vật chỉ là mô hình 2D, nhưng tựa game tạo ra một trải nghiệm vừa vui vẻ khi vừa chơi vừa lắc lư theo nhạc. Giống với RaPappa, hậu bản của nó là UmJammer Lammy cũng có cùng cách tiếp cận nhưng được xây dựng trên một nền tảng đồ họa chất lượng cao và còn thú vị hơn nữa.
1. Metal Gear Solid (Konami, 1998)
Ở thời điểm đó, Super Mario 64, và Legend Of Zelda: Ocarina of Time, dường như là những siêu phầm 3D đến từ Sony được mọi người rất yêu mến. Trước bối cảnh trên, Konami cũng đã mạnh tay cho ra tựa game Metal Gear Solid. Dù sở hữu chung một mô hình với 2 tựa game đã được nêu, nhưng Konami đã cải tiến nhiều hơn nữa để mang lại cho tựa game nhiều điều thú vị.
Cơ chế trong hành động trong game được Hideo Kojima ứng dụng từ trò chơi Metal Gear 8 bit, nhưng nay khoát lên cho mình một phong cách đồ họa 3D đẹp mắt. Do vậy trải nghiệm của người chơi trở nên thực tế hơn rất nhiều, đồng thời mở ra một triết lý mới về thiết kế game hành động nhập vai. Đồng thời game cũng đưa tới cho người chơi một phong cách kể chuyện mới sử dụng các đoạn cắt cảnh và hội thoại lồng tiếng, khiến tựa game trong giống như một bộ phim hấp dẫn. Sở hữu một cốt truyện rất hấp dẫn, Metal Gear Solid thời đó thực sự ảnh hưởng khá nhiều đến những tựa game hành động khác cùng được ra mắt, đông thời củng cố cho sự thành công của console PS1 thời bấy giờ.