Tranh cãi: Bàng Thống vốn còn cao minh hơn cả Khổng Minh Gia Cát?

Cuồng 3Q  - Theo Helino | 28/06/2019 07:33 PM

Tam Quốc Vi Diệu
06/06/2019 NCB: Trung Quốc NPH:

Rất nhiều độc giả từng bày tỏ sự tiếc thương vô cùng khi nhắc đến Bàng Thống, nếu như ông vẫn còn sống, có lẽ kết cục của Thục Quốc đã không như vậy.

Có rất nhiều lầm tưởng về những nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc mà hầu hết đều là do Tam Quốc Diễn Nghĩa tạo ra. Tác giả La Quán Trung đã quá tập trung vào chỉ một số vị tướng lĩnh, quân sư mà quên đi mất những đóng góp của các cá nhân khác. Thành thử, trường hợp bị hiểu lầm như của Phụng Sồ Bàng Thống diễn ra trở thành hiển nhiên mà đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Tranh cãi: Bàng Thống vốn còn cao minh hơn cả Khổng Minh Gia Cát? - Ảnh 1.

Bàng Thống là vị quân sư được cho là tài năng ngang hàng với Gia Cát Lượng

Chi tiết đầu tiên mà người ta hay bàn cãi chính là dung mạo của Bàng Thống. Chỉ duy nhất ở Tam Quốc Diễn Nghĩa là ông được mô tả như sau: "người mày rậm, mũi gồ, mặt đen, râu ngắn, hình dung xấu xí". Còn trong các sử sách ghi lại thì Bàng Thống chỉ đơn giản là một con người bộc trực, xốc nổi, có phần tương phản với tính cách của Gia Cát Lượng. Có lẽ, ý đồ của La Quán Trung với nhân vật này là tạo ra một cặp đôi Ngọa Long, Phụng Sồ đặc biệt nhất, gợi nhớ nhất để khiến độc giả khó mà quên được.

Tranh cãi: Bàng Thống vốn còn cao minh hơn cả Khổng Minh Gia Cát? - Ảnh 2.

Bàng Thống nào đâu có xấu, nhiều tựa game như Tam Quốc Vi Diệu còn thiết kế cho ông ta "mặt búng ra sữa" như thế này cơ mà

Tiếp đó, trong Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng có đoạn Gia Cát Lượng khích Chu Du tức hộc máu mà chết. Phân đoạn này đã trở thành biểu tượng để xây dựng nhân vật Chu Đô Đốc về sau này, đặc biệt là câu nói "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?". Thế nhưng, trên thực tế thì từ trận Xích Bích đến khi Chu Du chết bệnh chỉ có 2 năm, Gia Cát Lượng lại đang làm công tác hậu cần ở Linh Lăng, cơ bản không hề gặp Chu Du. Còn sau khi Chu Du chết bệnh thì người thay mặt Thục sang viếng là Bàng Thống chứ không phải Gia Cát Lượng.

Tranh cãi: Bàng Thống vốn còn cao minh hơn cả Khổng Minh Gia Cát? - Ảnh 3.

Có rất nhiều chi tiết khiến người đọc hiểu sai về Bàng Thống

Sự cao minh của Bàng Thống được thể hiện ngay sau trận Xích Bích, khi mà Gia Cát Lượng cũng đang bó tay, không biết làm cách nào để giúp Lưu Bị soán ngôi Lưu Chương, chiếm lấy Ích Châu.

Theo trang mạng Qulishi, chính Bàng Thống là người đã thuyết phục Lưu Bị chỉ với 4 từ "nghịch thủ thuận thủ". Ông chỉ dùng hai mạt tướng mà Khổng Minh không muốn dùng là Hoàng Trung và Ngụy Diên để phá vòng vây ở Tây Xuyên.

Tranh cãi: Bàng Thống vốn còn cao minh hơn cả Khổng Minh Gia Cát? - Ảnh 4.

Và cũng vì người đọc đánh giá Bàng Thống còn hơn cả Khổng Minh, bạn sẽ dễ dàng gặp những tựa game mà ở đó, chỉ cần chiêu mộ được Bàng Thống là gần như "đổi đời"

Đáng chú ý nhất của Tam Quốc Vi Diệu chính là lối chơi "đẩy tướng" có một không hai. Thay vì những màn giao tranh không hồi kết của dòng time-based xưa cũ, Tam Quốc Vi Diệu đã thêm vào các yếu tố "sức nặng" và "lực đẩy" để tạo ra những pha chiến đấu cực kỳ thú vị. Tất nhiên, một gameplay mới lạ sẽ không thể thiếu các tính năng, hoạt động thử thách để người chơi phô diễn tài cầm quân của mình. Tam Quốc Vi Diệu sở hữu rất nhiều sàn đấu để bạn được thỏa sức so tài cùng các đối thủ khác như: Mãnh Tướng Vô Song, Chiến Dịch Danh Tướng, Vấn Đỉnh Thiên Phong, Điền Phong Chi Thượng, Bang Chiến, Lôi Đài…

Bạn đọc có thể tham khảo về Tam Quốc Vi Diệu tại: https://tamquocvidieu.vn/taigame

Thêm vào đó, khi còn phò tá bên nước Ngô, Bàng Thống là người đã giả vờ hiến kế để Tào Tháo dùng xích sắt ghép các chiến thuyền vào một cụm, phần nào giúp cho kế hoạch hỏa công thêm công hiệu. Đám cháy lớn đã khiến quân Ngụy co cụm một chỗ không thể chạy thoát, trở thành trận Xích Bích nổi tiếng lịch sử mà người đời vẫn ca tụng sau này.

Tranh cãi: Bàng Thống vốn còn cao minh hơn cả Khổng Minh Gia Cát? - Ảnh 6.

Trong trận Xích Bích, nhờ có mưu kế của Bàng Thống mà quân Tào đã thua nặng lại càng thê thảm hơn

Cũng chính Bàng Thống đã đưa 3 kế sách để Lưu Bị lựa chọn, rồi từ đó, trở thành bàn đạp để bắt giết Cao Bái và Dương Hoài, chiến thắng tại Bạch Thủy. Đây được cho là bước ngoặt giúp Lưu Bị thành công trong chiến dịch Tây Xuyên, lấy lại ưu thế ở Ích Châu, từng bước loại bỏ Lưu Chương.

Tranh cãi: Bàng Thống vốn còn cao minh hơn cả Khổng Minh Gia Cát? - Ảnh 7.

Việc đốc thúc Lưu Bị chiếm lấy Ích Châu là vấn đề rất quan trọng trong nửa sau Long Trung Quốc Sách nhưng Gia Cát Lượng lại đau đầu, chính Bàng Thống là người giải mối lo này

Long Trung Đối Sách của Gia Cát Lượng vốn đã thành công một nửa, nửa còn lại là làm sao để kiểm soát Ích Châu. Về điểm này, Khổng Minh vốn đang đau đầu nghĩ cách để chủ công Lưu Bị thực hiện. Thế nhưng, chính Bàng Thống, dù chỉ vừa về dưới chướng chưa lâu nhưng lại nhìn ra tầm quan trọng của công đoạn này và hiến kế. Có thể nói, dù được miêu tả không nhiều nhưng hành động và sự quyết đoán của Phụng Sồ đã cứu Thục Quốc một phen.

Tranh cãi: Bàng Thống vốn còn cao minh hơn cả Khổng Minh Gia Cát? - Ảnh 8.

Nhiều người cho rằng, Gia Cát Lượng sau chiến dịch Tây Xuyên đã gửi cho Bàng Thống một lá thư hăm dọa

Cái chết của Bàng Thống đã gây nhiều tranh cãi, nhiều người nhận xét, ông cố tình nhường lại vai trò cho Gia Cát Lượng. Bởi lẽ, theo trang mạng Qulishi phân tích, Bàng Thống cố tình tạo ra sơ hở khi hành quân trên con đường nhỏ, đầy hiểm yếu vì muốn nhắc nhở với Gia Cát Lượng rằng, ông tự nguyện nhường địa vị cho Lượng, chứ không phải để chờ đến kết cục chết trong tay Khổng Minh.

Tranh cãi: Bàng Thống vốn còn cao minh hơn cả Khổng Minh Gia Cát? - Ảnh 9.

Cái chết của Bàng Thống đã gây nhiều tranh cãi cho độc giả thời nay, họ cho rằng ông tự nguyện hi sinh để nhường lại lý tưởng cho Khổng Minh

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu như Bàng Thống không chết, sự bổ trợ của ông và Gia Cát Lượng như 2 thái cực âm dương chẳng thể cách rời, sẽ giúp Lưu Bị danh chính ngôn thuận mà đạt được khao khát phục Hán. Thế nhưng, vì lòng trung thành và chưa bao giờ có ý định tranh đoạt thiên hạ, ông đã thể hiện rõ quan điểm không muốn rơi vào vòng xoáy tranh đấu với Khổng Minh.

Nguồn: Tổng hợp