Theo Người Lao Động | 07/08/2022 07:00 PM
Nguyên nhân của sự việc là một "họng súng" từ Mặt Trời vừa quay đúng hướng Trái Đất. Đó là một vết đen Mặt Trời lớn, có thể giải phóng những quả pháo sáng gây bão địa từ, thậm chí là cả một quả cầu plasma khổng lồ gọi là các vụ phóng khối lượng đăng quang (CME).
Ngày 6 và 7-8, từ quyển Trái Đất có thể "trúng đạn". Các quả đạn plasma này sẽ gây nhiễu loạn từ trường, theo NOAA là chắc chắn sẽ gây cực quang, dù chưa khẳng định khả năng trở thành một cơn bão địa từ toàn diện.
Một mặt của Mặt Trời, gần với phía hướng về Trái Đất - Ảnh: SDO/NASA
Các cú tấn công từ ngôi sao mẹ đang thời kỳ bùng nổ này có thể gây nên một số sự cố cho các hệ thống của con người, cụ thể là tấn công lưới điện, hệ thống định vị... Ít nhất nó sẽ gây mất điện vô tuyến sóng ngắn ở một vài nơi, nặng hơn thì có thể khiến các máy bay gặp khó khăn khi định vị, thậm chí làm vệ tinh "rơi rụng".
Theo tiến sĩ Dean Pesnell từ dự án Đài quan sát động lực học Mặt Trời (SDO) của NASA, Mặt Trời liên tục rung động do các bong bóng đối lưu va vào về mặt. Các bong bóng nóng và mát liên tục nổi lên và rơi xuống, di chuyển năng lượng xung quanh, gây ra những xung động có thể được SDO ghi nhận.
Từ trường mạnh từ những vết đen mặt Trời làm chậm những dao động này, vì thế SDO có thể nhớ đó mà theo dõi cả những vết đen khi nó chưa hướng về phía Trái Đất, từ đó hỗ trợ các cơ quan quan sát vũ trụ khắp thế giới dự báo về những hiện tượng không gian.
Cuối tuần này, một vết đen được dự báo sẽ quay về phía Trái Đất, cung cấp cơ sở để dự báo về những vụ "trúng đạn" vũ trụ.