Top 7 vị tướng tài ba nhất Trung Hoa, Võ Thánh Quan Vân Trường chỉ xếp thứ 6

Nipp  - Theo Trí Thức Trẻ | 10/09/2017 08:20 PM

Võ Thánh Mobile
09/06/2017 NCB: Đang cập nhật NPH:

Họ không chỉ có võ nghệ cao cường mà còn sở hữu tài trí siêu phàm khiến hậu thế muôn phần bội phục.

7. Tả Môn Thần - Tần Quỳnh

Là vị tướng đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng nhà Đường, Tần Quỳnh được Lý Thế Dân hết lòng sủng ái. Không chỉ dũng mãnh, giỏi võ nghệ, Tần Quỳnh trong con mắt người đời là một nhân vật cái thế truyền kỳ có thể lấy đầu tướng địch trong hàng vạn quân như lấy đồ trong túi. Trong 24 công thần được vẽ chân dung tại Lăng Yên Các, ông đứng thứ 11. Tần Quỳnh cùng Uất Trì Kính Đức cũng là 2 nhân vật then chốt trong Sự Biến Huyền Vũ Môn. Sau này, dân gian tôn ông và Kính Đức thành Môn Thần trấn cửa, xua đuổi tà ma.


Tần Quỳnh là vị tướng có vai trò rất quan trọng trong Sự Biến Huyền Vũ Môn

Tần Quỳnh là vị tướng có vai trò rất quan trọng trong Sự Biến Huyền Vũ Môn

6. Võ Thánh - Quan Vân Trường

Là nhân vật lịch sử nổi trội của Trung Hoa, Quan Vân Trường được dân gian tôn làm Võ Thánh vì những chiến tích oai hùng. Theo những nhà nghiên cứu Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông từng chém được 17 viên tướng địch ngoài mặt trận. Hình ảnh vị chiến tướng cưỡi Xích Thố, vung Thanh Long Đao đã trở thành nỗi khiếp sợ của các thế lực khác. Tào Tháo từng nhiều lần mời mọc, kéo Quan Vân Trường về với mình nhưng không thắng nổi cái trung nghĩa của vị tướng này.


Hình tượng vị chiến tướng cưỡi Xích Thố, vung Thanh Long Đao đã in sâu trong tâm trí nhiều người đọc

Hình tượng vị chiến tướng cưỡi Xích Thố, vung Thanh Long Đao đã in sâu trong tâm trí nhiều người đọc

So với những đại tướng khác trong danh sách, Võ Thánh Quan Vân Trường được biết đến nhiều hơn cả. Không chỉ truyện tranh, phim ảnh, vị tướng này còn được khai thác thành hình tượng bất diệt trong game online. Thậm chí, có hẳn một tựa game Võ Thánh Mobile dành riêng cho những game thủ yêu mến vị chiến tướng oai hùng này. Ở đây, bạn được vào vai không chỉ Quan Vân Trường mà còn vô số các vị tướng nổi tiếng khác thời Tam Quốc để tiếp tục đánh Đông dẹp Bắc.

Bạn đọc có thể tìm hiểu về Võ Thánh Mobile tại ĐÂY.

5. Đại Tư Mã - Vệ Thanh

Là vị tướng có công lao lớn trong việc bảo vệ lãnh thổ nhà Hán, Vệ Thanh đã thu phục và sáp nhập vùng đất Hà Sáo của Hung Nô, đánh bại hoàn toàn quân Hữu Hiền Vương. Đây là vị tướng mở ra chương mới trong lịch sử chống quân Hung Nô, bảy lần đánh bảy lần đại thắng, không thua một trận nào. Vệ Thanh là tấm gương cho những nhà quân sự thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập.


Mặc dù sở hữu những chiến công vang dội, Vệ Thanh lại không được lòng Tư Mã Thiên, điển hình là phần đánh giá của ông trong Sử Ký cho vị tướng này có phần khá bất công

Mặc dù sở hữu những chiến công vang dội, Vệ Thanh lại không được lòng Tư Mã Thiên, điển hình là phần đánh giá của ông trong Sử Ký cho vị tướng này có phần khá bất công

4. Khai Quốc Công Thần - Hàn Tín

Được coi là một trong “Hán Sơ Tam Kiệt”, Hàn Tín là nhà quân sư kiệt xuất đã giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập ra nhà Hán. Tên tuổi của ông gắn liền với những trận đánh nổi tiếng, được hậu thế nhắc đến như những điển hình về nghệ thuật quân sự. Nhiều người còn nói, trong thời Hán Sở tranh hùng, Hàn Tín nghiêng về bên nào thì bên đó chắc chắn sẽ thắng.


Hàn Tín là minh chứng cho việc “công cao chấn chủ” và một cái chết đầy oan ức

Hàn Tín là minh chứng cho việc “công cao chấn chủ” và một cái chết đầy oan ức

Hàn Tín có thể là vô địch về quân sự nhưng lại không giỏi ở chính trị, điều mà ông đã thua Lưu Bang từ lâu. Dịch Trung Thiên từng cho rằng Hàn Tín là người chỉ biết người mà không biết mình. Điều này phần nào lý giải cái chết oan uổng của vị tướng nổi tiếng này.

3. Thường Thắng Tướng Quân - Nhạc Phi

Trong gần 20 năm chiến đấu chống quân Kim, Nhạc Phi đã có 126 trận toàn thắng. Ông là người văn võ song toàn, mỗi lần tiến công đều lên kế hoạch chu toàn rồi mới đánh, bất ngờ gặp địch cũng không nao núng, thế nên mỗi lần đánh trận ông đều giành chiến thắng. Người Kim có câu: “Bạt núi dễ, đánh quân Nhạc khó”. Quân của Nhạc Phi đã rất thành công trong việc đánh chiếm lại lãnh thổ phía Nam sông Dương Tử và sông Hoài.


Nhạc Phi được coi là nỗi ác mộng cho quân Kim thời bấy giờ

Nhạc Phi được coi là nỗi ác mộng cho quân Kim thời bấy giờ

Sau này, có truyền thuyết kể rằng, những kẻ có ý định xử tội Nhạc Phi đều bị hồn ma của ông săn đuổi và phải tự sát. Nhạc Phi còn xuất hiện trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, tác phẩm Vũ Mục Di Thư về cách hành quân bố trận của ông sau này được Hoàng Dung và Quách Tĩnh tìm thấy.

2. Tây Sở Bá Vương - Hạng Vũ

Trong Sử Ký, Hạng Vũ được Tư Mã Thiên hết lòng thán phục, dù cho đó có là người đối đầu trực tiếp với Lưu Bang - vị vua của vương triều mà ông phục vụ. Có thể nói, Hạng Vũ là nhà quân sự, nhà chính trị kiệt xuất của Trung Hoa cổ đại. Nhắc đến ông, dân gian thường nghĩ ngay đến chữ “Dũng”. Lúc còn nhỏ, Hạng Vũ chỉ chăm học kiếm thuật mà không lo học chữ nên đã bị Hạng Lương quát mắng, Hạng Vũ đã nói: Biết chữ chỉ đủ để viết tên họ mà thôi. Kiếm chỉ đánh lại một người, không bõ công học. Nên học cái đánh lại được vạn người!”.


Nhắc tới Hạng Vũ là nhắc tới chữ “Dũng”

Nhắc tới Hạng Vũ là nhắc tới chữ “Dũng”

Dù thất bại trước Lưu Bang, Hạng Vũ lại là người được thi ca nhắc tới nhiều hơn. Dân gian không tiếc lời ca ngợi, khâm phục và nuối tiếc dành cho vị anh hùng cái thế. Khi chép truyện về Hạng Vũ, Tư Mã Thiên còn đặt tên là “Hạng Vũ Bản Kỷ”, có nghĩa đặt Hạng Vũ ngang hàng với các vị hoàng đế nổi tiếng nhất như Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang…

1. Binh Thánh - Tôn Vũ

Tôn Vũ được hậu thế gọi phong làm Binh Thánh - ông tổ của binh pháp phương Đông. Ông cầm quân đánh trận, bách chiến bách thắng. Tôn Vũ cùng Ngũ Tử Tư dẫn quân Ngô đánh Sở, năm trận toàn thắng, chỉ dùng 3 vạn quân đánh bại 25 vạn quân Sở, tiến thẳng vào Dĩnh Đô buộc Sở Vương bỏ chạy. Ông là võ tướng có ảnh hưởng lớn nhất tới lịch sử Trung Hoa, là cha đẻ của Binh Pháp Tôn Tử - hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại.


Cha đẻ của Binh Pháp Tôn Tử - hệ thống lý luận quân sự đầu tiên của nhân loại

Cha đẻ của Binh Pháp Tôn Tử - hệ thống lý luận quân sự đầu tiên của nhân loại

Với những trận đánh để đời, uy danh và tài thao lược quân sự của Tôn Vũ lừng lẫy khắp thiên hạ. Thế nhưng, cho đến cuối đời, ông lại không muốn làm quan, cố tình mai danh ẩn tích làm dân thường. Trong cuốn Việt Tuyệt Thư có chi tiết “ở mười dặm ngoài thành Cô Tô có mộ Tôn Vũ”, thực hư ra sao vẫn chưa được xác định.

Nguồn: Tổng hợp