- Theo Trí Thức Trẻ | 03/11/2016 05:00 PM
Chúng ta ngay từ lúc còn nhỏ đã rất quen thuộc với câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ, đặc biệt lúc nào cũng rơi nước mắt trước kết cục bi thương. Tình yêu giữa con người và Thần tiên là mỹ diệu, nhưng vận mệnh định sẵn lại là bi kịch. Nhiều thế hệ trôi qua, câu chuyện tình buồn ấy vẫn luôn được lưu truyền trong nhân gian như một lời răn khắc nghiệt, tuy nhiên giữa những điều quen thuộc, vẫn có những sự thật mà kể cả có nghe đi nghe lại cả trăm lần cũng ít ai có thể nghiệm ra.
Ngưu Lang - Chức Nữ trong sự tích dân gian
Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.
Cầu Ô Thước hóa ra lại được làm từ… mạng người
Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được mời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô Kiều.
Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững chắc khác.
Ý nghĩa thâm thúy trong quyết định của Thiên Đình
Vương Mẫu cuối cùng bắt Chức Nữ trở về trời, là muốn chứng thực với con người thế gian rằng, phép tắc của cõi trời vô cùng nghiêm ngặt, tiêu chuẩn của Thần mãi mãi cao hơn cõi người. Người và Trời vốn cách xa nhau, tình yêu nơi cõi trời, không phải là điều nhân gian có thể tự mình suy diễn xằng bậy được.
Bên cạnh đó, Thiên Đế cho phép cuộc gặp gỡ vào Thất tịch, là muốn chứng thực với con người thế gian rằng, màn bi kịch này cần phải lưu lại dư âm mãnh liệt, không thể để cho nhân gian mau chóng lãng quên như vậy được. Khi những người hữu tình trong thiên hạ đều có một cơ hội, cần phải trân trọng tình yêu và hôn nhân của mình, như vậy sẽ có thể củng cố thêm cơ sở tình yêu và ân nghĩa của họ.
Ngưu Lang hoàn toàn có thể phi thăng tiên giới, sống cùng Chức Nữ mãi mãi
Vì thương tiếc cho đôi tình nhân, Ngọc Hoàng đã đặc xá cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi tháng được gặp nhau một lần và nếu Ngưu Lang có thể vượt Tu Tiên Lộ, trở thành Tiên thì Ngọc Hoàng sẽ cho hai người cùng ở bên nhau, nuôi con mãi mãi không bao giờ chia lìa. Tuy nhiên câu chuyện lại chỉ dừng lại ở đây, việc Ngưu Lang có tu tiên thành công, hai người có trở lại bên nhau sống cuộc sống êm đềm hạnh phúc hay không, mãi mãi chỉ là phỏng đoán của người đời.
Trong Phàm Nhân Tu Tiên – tựa game ngôn tình tiên hiệp cho phép người phàm yêu thần tiên sắp ra mắt vào giữa tháng 11 này, Tu Tiên Lộ là một quá trình đầy gian nan và khổ ải, thử thách trùng trùng điệp điệp, càng về sau lại muôn phần khó khăn hơn. Tuy nhiên một khi ý chí của bản ngã chiến thắng, phi thăng tiên giới thành công sẽ tự thân hóa thành người cõi tiên, sức mạnh vô cùng. Ấy cũng là lúc tình yêu tiên – phàm được chắp cánh, bắt đầu một kết thúc có hậu mãi mãi về sau. Và biết đâu, Ngưu Lang trong phần khuyết của câu chuyện, đã có thể tu tiên thành công, để rồi mãi mãi ở bên người bạn đời của mình?
Có khi nào Ngưu Lang đã về lại chốn bồng lai cùng Chức Nữ?
Ngưu Lang - Chức Nữ trong thiên văn học
Đầu tiên chúng ta hãy tới với một ngôi sao rất sáng thuộc một chòm sao rất nhỏ, đó là sao Vega thuộc chòm sao Lyra (Cây đàn). Đây là đỉnh sáng nhất trong ba đỉnh của Tam giác mùa hè, sao Vega chính là nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp. Sao Chức Nữ nặng hơn Mặt Trời 2,1 lần, bán kính của sao Chức Nữ thì lớn hơn Mặt Trời 2,4 lần và Mặt Trời cũng ít sáng rạng rỡ hơn sao Chức Nữ 40 lần.
Còn ngôi sao Deneb tượng trưng cho bầy quạ bắc cầu qua sông
Chàng Ngưu Lang tượng trưng cho ngôi sao Altair thuộc chòm sao Aquila (Đại bàng), đây là đỉnh sáng thứ nhì của Tam giác mùa hè. Sao Altair là sao sáng thứ 12 trên bầu trời đêm và cách chúng ta chỉ 16,7 năm ánh sáng với độ sáng biểu kiến là 0,77. Sao Ngưu Lang nặng hơn Mặt Trời 1,79 lần và sáng hơn Mặt Trời 10,6 lần.
Tạm Kết
Thần đến cõi người để kết nối tình cảm phu thê sâu nặng, không phải là xuất phát từ tình cảm người thường, mà là xuất phát từ sự từ bi. Đương nhiên, họ cần mượn tình cảm con người làm sợi dây ràng buộc của tấn bi kịch, như vậy mới có thể tạo nên một hoàn cảnh mê cho con người, đồng thời lưu lại một màn ấn tượng sâu sắc. Mãi mãi sau này, chắc hẳn trong dân gian sẽ còn lưu truyền câu chuyện về Ngưu Lang – Chức Nữ như một minh chứng của mối tình Phàm –Tiên đầy trắc ẩn.