- Theo Helino | 31/10/2018 05:00 PM
Nhà văn Kim Dung là "cha đẻ" của hàng loạt bộ tiểu thuyết kiếm hiệp đình đám từng làm say lòng bạn đọc châu Á như: Anh Hùng Xạ Điêu, Thiên Long Bát Bộ, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Hiệp Khách Hành, Ỷ Thiên Đồ Long Ký… Không chỉ lồng ghép những triết lý, nhân sinh quan đầy ý nghĩa, tiểu thuyết của ông còn mở ra cho độc giả một giang hồ, võ lâm, nơi mà võ học chính là thứ thiên biến vạn hóa đặc biệt nhất.
5. Lục Mạch Thần Kiếm
Được coi là môn võ học hoàng giả, chỉ truyền nội không truyền ngoại của nước Đại Lý, Lục Mạch Thần Kiếm là bảo vật trấn tự của Thiên Long Tự. Muốn luyện thành, người học cần có nội công cực cao để thi triển các đạo kiếm khí từ ngón tay, mỗi ngón lại là một đường kiếm với chiêu ý hoa xảo.
Theo lời Khô Vinh Đại Sư, Lục Mạch Thần Kiếm là môn công phu bá đạo nhưng cũng nguy hiểm tột cùng, chỉ nên xuất ra để cứu người. Đoàn Dự có thể coi là người sử dụng thành thục nhất, mặc dù lúc được lúc không nhưng cũng khiến địch nhân hết hồn.
4. Quỳ Hoa Bảo Điển
Mặc dù được coi là một trong những bộ võ học bá đạo nhất, người luyện thành có thể xưng bá thiên hạ nhưng Quỳ Hoa Bảo Điển lại được người đọc nhớ tới do đặc điểm "có 1 không 2": Muốn luyện phải "dẫn đao tự cung". Bởi lẽ, đây là bộ võ học mang tính dương tà, khi luyện hơi nóng bốc lên ngùn ngụt, nếu không tự cung sẽ không tránh khỏi tẩu hỏa nhập ma.
Quỳ Hoa Bảo Điển không phải không có chỗ yếu hại nhưng do thân pháp quá nhanh, địch thủ cũng khó lòng bắt kịp. Một mình Đông Phương Bất Bại vẫn đủ đấu trên cơ với cả 4 đại cao thủ, Lệnh Hồ Xung dù luyện Độc Cô Cửu Kiếm, nhìn ra được sơ hở nhưng không tài nào đánh trúng được.
3. Càn Khôn Đại Na Di
Để có thể đảo nghịch, chuyển hướng tấn công của đối thủ, dù là nhất đẳng cao thủ cũng khó lòng xoay sở trong lúc nguy cấp. Thế nhưng, Càn Khôn Đại Na Di lại chính là môn võ công ảo diệu như thế đấy.
Bản chất môn công phu này là một phương pháp vận kình sử lực xảo diệu, căn bản đạo lý là làm thế nào phát huy tối đa cái tiềm lực trong cơ thể của mỗi người, sau đó mới lôi kéo (na di) kình lực của đối phương, đạt đến chỗ tối thượng của phép "tứ lượng bạt thiên cân". Thường được sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể đồng thời giảm sát thương của các chiêu thức do kẻ địch gây ra hoặc ném trả chiêu thức lại cho kẻ thù hoặc qua kẻ khác, gây sơ hở cho đối phương hoặc di chuyển lực đạo.
2. Độc Cô Cửu Kiếm
Độc Cô Cửu Kiếm là bộ kiếm pháp vô địch được tạo ra bởi người chưa từng xuất hiện thật sự trong các tiểu thuyết Kim Dung - Độc Cô Cầu Bại. Ông ta hoành tảo giang hồ suốt bao lâu nhưng không tìm được địch thủ, chỉ mong một lần được "bại" nhưng sau cùng, lại chỉ cô độc tới lúc chết.
Phong Thanh Dương là nhân vật mà qua đó, Kim Dung đã phát triển lý luận, truyền đạt chân lý đến độc giả: "Chiêu số là phần tĩnh, người phát chiêu mới là động. Chiêu số tĩnh phá giải kỳ tuyệt đến đâu mà khi gặp chiêu số động liền chịu bó tay, vì vậy người học võ luôn cần nghĩ đến chữ động".
Có thể nói, Độc Cô Cửu Kiếm là môn võ công đã thoát ra khỏi giới hạn của kiếm đạo, nó trở thành triết lý sống đặc sắc, đề cao sự tự do, sống và hành động linh hoạt với tự nhiên, thoát khỏi những ràng buộc, gò bó thường ngày.
1. Hàng Long Thập Bát Chưởng
Giống với Độc Cô Cửu Kiếm, Hàng Long Thập Bát Chưởng cũng xuất hiện trong nhiều bộ tiểu thuyết của Kim Dung. Chỉ có điều, khác với Độc Cô Cầu Bại chỉ xuất hiện qua lời kể của các nhân vật, Hàng Long Thập Bát Chưởng lại được chân truyền từ đời này sang đời khác trong Cái Bang, mỗi người sử dụng lại mang đến cho độc giả một cảm nhận thật sâu sắc.
Thế nhưng, điểm chung của những người này đều là ghét ác như thù, cả đời hành hiệp trượng nghĩa, sống không thẹn với lương tâm. Quách Tĩnh là chữ "tình", Tiêu Phong có chữ "nghĩa" và Hồng Thất Công đại diện cho chữ "chính".
Cũng có nhiều người nhận xét, bởi Hàng Long Thập Bát Chưởng là môn võ công thuần dương, tấn công trực diện nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng mới đạt tới đỉnh cao của nó. Dù không được nhìn nhận như bộ võ học đỉnh nhất nhưng chính những người sử dụng nó lại được biết đến rộng rãi hơn cả, phần nào giúp cho bộ võ học này có thứ hạng còn cao hơn Độc Cô Cửu Kiếm.
(Ảnh trong bài được cắt từ game Giang Hồ Hiệp Khách Lệnh)
Có thể bạn chưa biết: Giang Hồ Hiệp Khách Lệnh là game mobile tái hiện chân thực 15 bộ tiểu thuyết Kim Dung. Người chơi sẽ gặp lại Dương Quá, Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung hay Trương Tam Phong, Độc Cô Cầu Bại trong một thế giới kiếm hiệp đẹp như tranh thủy mạc. Với lối chơi turn-based chiến thuật thiên biến vạn hóa, người chơi vận dụng trí tuệ để chiến đấu với người chơi khác, trở thành Võ Lâm đệ nhất.
Game dự kiến ra mắt trong tuần 2 tháng 11 tới.
Bạn đọc có thể tìm hiểu về Giang Hồ Hiệp Khách Lệnh tại ĐÂY.