Top 3 trận chiến lấy ít địch nhiều “không tưởng” nhất thời Tam Quốc

Nipp  - Theo Trí Thức Trẻ | 20/10/2016 07:00 PM

Bát Quái Trận Đồ
01/11/2016 NCB: Đang cập nhật NPH:

Hãy cùng điểm qua những trận đánh kinh điển “lấy ít địch nhiều” thời Tam Quốc mà bất kỳ độc giả nào cũng không thể quên.

Với khung cảnh lịch sử đầy bi tráng hào hùng, nhiều vị tướng đa mưu túc trí, những trận chiến kinh điển, thời Tam Quốc luôn là đề tài được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông. Điều khiến phần đông độc giả phải nể phục là những chiến thuật tài tình, khéo léo của các vị danh tướng, quân sư trong thời Tam Quốc.

Đáp ứng mong muốn được tự tay “điều binh khiển tướng” của phần đông độc giả, nhiều tựa game lấy đề tài Tam Quốc đã ra mắt dưới nhiều lối chơi khác biệt. Như trong tựa game Bát Quái Trận Đồ, người chơi được hóa thân thành Chúa công và thỏa sức “điều binh khiển tướng”, hòa mình vào các trận chiến hoành tráng, kinh thiên. Trò chơi dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 10 này, game thủ quan tâm có thể theo dõi tại fanpage: Fb.com/Batquaitrando


Bát Quái Trận Đồ - tựa game chiến thuật SLG thời gian thực

Bát Quái Trận Đồ - tựa game chiến thuật SLG thời gian thực

1. Trận Quan Độ (mùa xuân, năm 200)

Theo Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung mô tả thì quân Viên Thiệu có tới 70 vạn quân, trong khi quân Tào Tháo chỉ có 7 vạn. Mặc dù sử sách không ghi rõ quân số hai bên, nhưng nhiều sử gia đều công nhận quân Viên Thiệu đông hơn rất nhiều so với quân Tào Tháo.


Viên Thiệu thường được mô tả như một vị tướng vô năng, bất tài

Viên Thiệu thường được mô tả như một vị tướng vô năng, bất tài

Trong trận này, mặc dù bị đẩy lùi nhiều lần nhưng Tào Tháo theo lời Tuân Úc quyết không lui quân. Đỉnh điểm là khi Tào Tháo thông qua Hứa Du biết được kho lương của quân Thiệu ở Ô Sào. Ông lập tức cho Tào Hồng ở lại giữ trại và đem 5000 quân đến chém tướng, đốt lương. Mất mát này cộng thêm việc xung đột trong quân Thiệu ngày càng lớn khiến binh sĩ quân Thiệu hoảng sợ, kéo nhau bỏ chạy.

Quân Tào giáng thêm một đòn tập kích khiến quân Thiệu đại bại tan nát, Viên Thiệu phải cùng con là Viên Đàm chạy thẳng. Cuộc chiến này đánh dấu sự suy yếu và đặt dấu chấm hết cho quyền lực của thế lực Viên Thiệu, giúp Tào Tháo đoạt được vị thế thượng phong trong thời khắc hỗn loạn khi đó.


Tào Tháo nhanh chóng đoạt được vị thế thượng phong

Tào Tháo nhanh chóng đoạt được vị thế thượng phong

2. Trận Xích Bích (mùa đông, năm 208)

Theo nhiều bản ghi, lực lượng của Tào Tháo trong trận này lên đến 220.000 trong khi liên quân Tôn-Lưu chỉ có khoảng 50.000. Thế nhưng, có những nghiên cứu chỉ ra số liệu thực tế rằng: liên quân Tôn-Lưu có thể lên đến 100.000 lính. Dẫu vậy, không ai có thể phủ nhận rằng, lợi thế về quân đội vẫn thuộc về quân Tào.


Quân Tào hầu hết là bộ binh, không quen thủy chiến

Quân Tào hầu hết là bộ binh, không quen thủy chiến

Điểm yếu “chết người” của quân Tào là có số lượng cực “khủng” bộ binh và kỵ binh nhưng lại không có thủy binh. Nắm bắt được điều này, liên quân Tôn-Lưu đã cho Hoàng Cái sử dụng hỏa công, chia cắt lực lượng Tào Tháo và ép quân Tào phải rút lui về phía đường Hoa Dung.

Nhiều sử gia cho rằng, Tào Tháo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật, cộng thêm phương pháp tấn công đầy hiệu quả của Hoàng Cái và liên quân Tôn-Lưu. Thêm vào đó, nạn dịch hoành hành ở phương Nam khiến binh sĩ quân Tào vừa không quen thuộc thủy chiến lại thêm phần khốn khổ và nhanh chóng sụt giảm ý chí.


Tào Tháo thoát chết khi được Quan Vũ tha mạng tại Hoa Dung Đạo

Tào Tháo thoát chết khi được Quan Vũ tha mạng tại Hoa Dung Đạo

3. Trận đánh tại Tiêu Dao Tân (tháng 8, năm 215)

Không có ý nghĩa quan trọng như 2 trận chiến trên, nhưng trận chiến ở Tiêu Dao Tân lại là một trận chiến chênh lệch lực lượng nhất trong thời Tam Quốc khi 800 quân của Trương Liêu đánh lui... 100.000 quân của Tôn Quyền. Đây cũng là trận đánh duy nhất trong 3 trận đánh mà số lượng quân Tào lại thấp hơn (rất nhiều) so với phe đối địch.


“Trương Liêu ở đây” - ông còn lớn tiếng thách thức Tôn Quyền

“Trương Liêu ở đây” - ông còn lớn tiếng thách thức Tôn Quyền

Trong khi các tướng đang “bó tay” trước số lượng quân Tào, Trương Liêu lại có suy nghĩ khác. Phải nhân cơ hội duy nhất là lúc quân Ngô chưa kịp ổn định thì lao ra xuất chiến để “tiêu hao sĩ khí Đông Ngô, làm yên lòng quân ta”. Ông chọn ra 800 binh sĩ tinh nhuệ, ngay sáng hôm sau lao ra nghênh chiến với 10 vạn đại quân Đông Ngô. “Trương Liêu mặc giáp tiên phong, dũng mãnh vô cùng; lao vào đánh chớp nhoáng, trong chốc lát đã giết 2 tướng, và mấy chục quân lính của Đông Ngô”.

Kể cả khi nhận ra số lượng thật sự của phe địch, quân Ngô cũng không thể cản nổi Trương Liêu rút quân về thành. Sau đó là mấy chục ngày vây thành nhưng không đạt được hiệu quả, lại thêm nghi kỵ quân chủ lực của Tào Tháo kéo về, quân Ngô phải rút lui. Trương Liêu thấy thế liền cùng Lạc Tiến, Lý Điển dẫn binh tập kích, đánh cho Tôn Quyền phải vất vả, khốn đốn mới thoát vây. Sau trận này, Trương Liêu đã làm kinh động cả nước Ngô, và được Tào Tháo thăng lên làm Chinh Đông tướng quân.

Nguồn: Internet