Top 10 video game hay nhất được chuyển thể từ anime Nhật Bản

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 19/09/2016 0:00 AM

Lần trước, ta đến với top 10 video game dở nhất, nên lần này ta sẽ đến với 10 video game hay nhất dựa theo anime.

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, hai ngành video gameanimeNhật Bản thường có sự gắn kết chặt chẽ và bổ trợ qua lại lẫn nhau, từ anime thành game rồi từ game lại thành anime. Chẳng phải sẽ rất tuyệt vời sao nếu như bạn là một gamer được chứng kiến anime mà mình yêu thích được chuyển thể thành video game?

Tất nhiên không phải sản phẩm nào chuyển thể từ anime đều có chất lượng giống nhau, chắc chắn sẽ có người hay và kẻ dở riêng biệt. Lần trước, ta đến với top 10 video game dở nhất, nên lần này ta sẽ đến với 10 video game hay nhất dựa theo anime:

(Lưu ý điều kiện để lọt vào danh sách là game đã từng có phát hành bản tiếng Anh hoặc có bản dịch chính thức, chứ nếu tính toàn bộ sản phẩm chỉ được phát hành ở Nhật Bản thì phải gọi là vô số)

Little Nemo: The Dream Master

Không mấy khi lịch sử của một video game lại có bắt nguồn ở giai đoạn đầu năm 1900’, đó chính là trường hợp của “Little Nemo: The Dream Master”. Nhân vật chính Nemo được tạo ra từ năm 1905 trong một số comic có tên “Little Nemo In Slumberland”, rồi đến năm 1989, hãng Tokyo Movie Shinsha đã cho ra mắt bộ phim hoạt hình mang tên “Little Nemo” dựa theo comic đó, và nhân vật này chính thức được thành game bởi hãng Capcom. Trò chơi này là một sản phẩm kinh điển trên hệ thống NES, có độ thử thách khá cao, và thậm chí nổi tiếng hơn cả phiên bản comic lẫn anime đã tạo cảm hứng cho nó.

.hack

Series “.hack” được phát hành trên PS2 và bao gồm tới 4 phiên bản gồm “.hack//Infection”, “.hack//Mutation”, “.hack//Outbreak” and “.hack//Quarantine”. Các tựa game RPG này cho phép bạn điều khiển nhân vật chính Kite, khám phá thế giới MMO có tên “The World” để tìm hiểu và ngăn chặn nguyên nhân tại sao trò chơi này lại khiến cho một số người chơi bị rơi vào trạng thái hôn mê ở ngoài đời thực. Điểm lôi cuốn nhất ở “.hack” chính là cốt truyện hấp dẫn và phong phú, trải dài qua cả 4 phiên bản để kết thúc. Sự thành công của nó đã mở ra hàng loạt anime, manga, và video game khác tiếp nối để mở rộng thế giới giả tưởng ban đầu.

Dragon Ball Z: Bukodai 3

Trong khi phiên bản đầu tiên và thứ 2 của thương hiệu “Dragon Ball Z: Bukodai” cho thấy sự tiến bộ vượt trội so với những game đối kháng khai thác anime cùng tên trước đó, nhưng thế vẫn chưa đủ để tạo ra được ấn tượng không thể quên với người trải nghiệm. Tuy nhiên, phiên bản thứ 3 đã khiến mọi fan bất ngờ và phải suy nghĩ lại đánh giá của mình.

“Dragon Ball Z: Bukodai 3” mang tới chế độ cốt truyện lôi cuốn, cơ chế chiến đấu được mở rộng và tăng cường, số lượng nhân vật cũng rất nhiều, đồng thời còn có cách tiếp cận rất chất anime. Nhờ sự thành công của nó mà thương hiệu video game DBZ đối kháng tiếp tục tồn tại đến tận ngày nay với “Dragon Ball Xenoverse” và “Xenoverse 2”.

Dragon Ball Z: Attack of the Saiyans

Không chỉ nổi tiếng với những game đối kháng, “Dragon Ball Z” cũng từng sản sinh ra nhiều game RPG thú vị, nhưng hầu hết chỉ được phát hành ở riêng thị trường Nhật Bản mà thôi. Cho tới năm 2009, hãng phát triển Monolith Soft đã cho ra mắt một sản phẩm hoàn toàn mới cho nền tảng NDS và phát hành cả ở thị trường nước ngoài với tên gọi “Dragon Ball Z: Attack of the Saiyans”.

Với nền đồ họa màu sắc, cơ chế chiến đấu turn-based đúng kiểu JRPG,khả năng điều chỉnh chỉ số của nhân vật khi thăng cấp, và mang tới cả một số câu chuyện phục lục để mở rộng cốt truyện nguyên tác; tựa game này đã mang tới trải nghiệm mới mẻ cho fan hâm mộ mới lẫn cũ. Mặc dù không phải là một game quá đột phá hay vĩ đại gì, nhưng nó có thiết kế tốt và là “của hiếm” dành cho mọi fan “DBZ”.

Dynasty Warriors: Gundam 3

Có bấy nhiêu series anime “Gundam” thì cũng có bấy nhiều video game “Gundam”, nhưng chỉ có một số ít được phát hành ở nước ngoài và có phiên bản tiếng Anh mà thôi. Trong đó, ta phải kể đến series “Dynasty Warriors: Gundam” hay “Gundam Musou” với cách chơi hành động chặt chém đã tay. Phiên bản thứ 3 có thể coi là phiên bản hay nhất tính tới thời điểm này, khi nó có lượng lớn mobile suit để người chơi lựa chọn, trải nghiệm đa dạng chiêu thức chiến đấu khác nhau kết hợp phong cách đồ họa cel-shaded tuyệt đẹp. Đặc biệt trò chơi cũng có chế độ hai người chơi hết sức vui vẻ, đảm bảo mang tới những giây phút không thể quên dành cho các fan “Gundam”.

Bleach: Soul Resurrección

Trong khi hầu hết game dựa trên anime “Bleach” đều là thể loại đối kháng 1vs1, “Bleach: Soul Resurrección” lại có phong cách hành động với nguồn cảm hứng từ series “Dynasty Warriors”. Người chơi có thể lựa chọn hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau, rồi lao vào chặt chém hàng tá kẻ địch đồng lúc, triển khai hàng loạt những chiêu thức tấn công đặc trưng của từng nhân vật y hệt nguyên tác. Mỗi màn chơi sẽ được đánh giá theo thời gian hoàn thành, số lượng kẻ địch giết được, lượng sát thương bị đánh trúng, và điểm combo rồi mang tới phần thưởng tương ứng để ta thăng cấp cho nhân vật.

Astro Boy: Omega Factor

Trong năm 2004, một trong những anime cổ nhất Nhật Bản đã có một phiên bản game mới toanh cho hệ thống GBA. Điều khiến tựa game này đặc biệt đến thế không phải nhờ danh tiếng của anime cùng tên, mà chính bởi sự tham gia của nhà phát triển Treasure. Hãng này đã từng cho ra mắt nhiều sản phẩm hành động rất được người chơi đón nhận như “Gunstar Heroes”, “Dynamite Headdy”, “Guardian Heroes”, “Radiant Silvergun” và “Ikaruga”.

“Astro Boy: Omega Factor” không hề làm người chơi thất vọng và kế thừa tốt ưu điểm của những sản phẩm trước nó với chất lượng đồ họa đẹp, độ khó vừa phải, mang tính hành động nhanh mạnh, và cả một cốt truyện trung thành nguyên tác khiến fan anime và manga vui lòng. Đây là một trong những game được đánh giá cao nhất trên hệ thống GBA, và là một trong những game dựa theo anime tuyệt nhất từng được phát hành.

Pokémon Puzzle League

Tựa game Nintendo 64 này phải nói là độc đáo theo nhiều khía cạnh khác nhau, ví như nó không phải là game Pokémon được phát hành ở Nhật Bản và là được đặc biệt dựa theo phiên bản anime “Pokémon”. Ở một phương diện khác, ta có thể nói là phiên bản “thay da” của game “Panel de Pon”. Trò chơi này có cơ chế gameplay kiểu xếp hình, với phông nền nhân vật, giọng diễn viên lồng tiếng và âm nhạc từ anime. Qua đó, nó mang lại trải nghiệm hết sức thân quen cho người chơi, nhưng cũng hết sức mới lạ vì không theo phong cách Pokémon truyền thống một tẹo nào.

Sword of the Berserk: Guts’ Rage

Trong tất cả những anime được chuyển thể thành video game nổi tiếng, có rất ít sản phẩm liên quan tới “Berserk” bởi tính chất bạo lực và sex của nó. “Sword of the Berserk: Guts’ Rage” là một tựa game độc quyền của hệ thống Sega Dreamcast, với cơ chế gameplay hành động, cách dẫn truyện hấp dẫn, âm nhạc tuyệt vời (được soạn bởi ông Hirasawa Susumu, người đã chịu trách nhiệm cho âm nhạc bản anime) và nhiều nhánh đường để người chơi có thể lựa chọn hoành thành cốt truyện. Tuy không phải là một sản phẩm quá xuất sắc hay đột phá của thể loại, nhưng nó đã mang lại trải nghiệm tốt cho người chơi, ấn tượng mãnh liệt về Guts và thanh kiếm khổng lồ của anh ta.

U.N. Squadron

“U.N. Squadron” là một game bắn súng cuộn cảnh dựa theo anime nổi tiếng “Area 88”, vốn được phát hành trên hệ thống arcade rồi chuyển sang Super Famicom và Super Nintendo. Không giống với những tựa game cùng thể loại ở thời điểm đó, trò chơi cho phép người chơi lựa chọn 1 trong 3 máy bay chiến đấu khác nhau, tích lũy thêm tiền bạc qua mỗi màn chơi để mua thiết bị nâng cấp, giúp gia tăng khả năng chiến đấu. Ben cạnh đó, nó còn có độ khó cao, mang tới nhiều trở ngại cho người chơi ở mỗi màn.

Theo Myanimelist

Hoa mắt với đủ mọi loại hàng hóa được bày bán ở Tokyo Game Show 2016