Tomino’s Hell - Bài thơ bị nguyền rủa khiến nhiều người Nhật không dám nhắc đến

DS  Thể Thao Văn Hóa | 15/02/2023 03:49 PM

Nhắc đến các truyền thuyết đô thị bắt nguồn từ những tác phẩm văn chương, bài thơ Tomino’s Hell được xem là truyền thuyết gây nhiều tranh cãi nhất.

Tomino’s Hell - Bài thơ bị nguyền rủa khiến nhiều người Nhật không dám nhắc đến

‏Các truyền thuyết đô thị Nhật Bản luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người không chỉ bởi nội dung rùng rợn mà còn bởi chúng gần gũi với cuộc sống hiện đại ở quốc gia này. Dường như ở bất kỳ đâu, bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, người Nhật cũng sẽ có thể kể rất nhiều câu chuyện ma quái có liên quan. Ngay cả trong văn học - nghệ thuật, địa hạt tưởng chừng khó tìm được truyền thuyết lạnh sống lưng nào, cũng không làm khó được họ. Bài thơ Tomino’s Hell có lẽ là một trong số những truyền thuyết đô thị nổi tiếng nhất tại Nhật Bản. 

Nguồn gốc của Tomino’s Hell‏

Tomino’s Hell là bài thơ nổi tiếng của tác giả Yaso Saijo. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1919, sau khi Saijo trải qua biến cố đau thương, ông mất đi gia đình trong Thế chiến I. Có lẽ chính nỗi đau này đã trở thành cảm hứng để Saijo viết ra những vần thơ ma mị về sự sống và cái chết. Bài thơ kể về một đứa trẻ rơi xuống địa ngục với đầy rẫy những hình ảnh ghê rợn, thậm chí có thể khiến người đọc cảm thấy khó chịu.

photo-1676435862250

Câu thơ mở đầu cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi khi được hiểu theo nhiều hướng khác nhau:‏

ane wa chi wo haku, imoto wa hibaku, kawaii tomino wa tama wo haku. hitori jigoku ni ochiyuku tomino.

(Tạm dịch: Chị lớn nôn ra máu, em gái nôn ra lửa và Tomino dễ thương nôn ra hạt cườm thủy tinh. Một mình Tomino rơi xuống Địa ngục.)

‏Bất chấp việc Saijo đã để lại chú giải cho độc giả, người ta tin rằng bài thơ bắt đầu với cảnh một đứa trẻ làm hại gia đình của mình. Trong bài thơ, Tomino rơi xuống tầng cuối cùng trong địa ngục theo quan niệm trong Phật giáo. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến khác cho rằng bài thơ mang ẩn ý về chiến tranh hoặc vấn nạn bạo hành trẻ em.

‏Những điều kỳ lạ liên quan đến bài thơ bí ẩn

photo-1676435968633

Cho đến thời điểm hiện tại, Tomino's Hell vẫn gây tranh cãi về ý nghĩa thực sự của nó. Tuy nhiên, dù ý nghĩa thực sự của bài thơ là gì, thì người ta vẫn nghi ngờ rằng việc đọc to toàn bộ tác phẩm sẽ khiến người đọc bị đau đầu, ốm đau và thậm chí là gặp nguy hiểm. 

Trường hợp được xem như minh chứng điển hình nhất cho lời đồn này là cái chết của đạo diễn Terama Shuji, sau khi ông phát hành bộ phim điện ảnh dựa trên nội dung bài thơ vào năm 1974. Trên thực tế, vị đạo diễn qua đời vì bệnh gan, nhưng dường như thời điểm qua đời quá trùng hợp của ông đã đủ thuyết phục để công chúng lan truyền lời đồn về vận xui mà bài thơ gây ra.‏

‏Thế nhưng, chất xúc tác đưa truyền thuyết đô thị về bài thơ trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới lại là một tác phẩm có tên My Heart is Like a Stone Rolling Around) của tác giả Yomota Inuhiko. Tác phẩm được sáng tác và ra mắt vào năm 2004. Yomota Inuhiko sáng tác dựa trên bài thơ Tomino’s Hell. Trong cuốn sách, vị tác giả này viết: "Nếu bạn vô tình đọc to bài thơ này, bạn sẽ phải gánh chịu một vận mệnh khủng khiếp mà bạn không thể thoát nổi."