Chiếc váy xanh-vàng huyền thoại xuất hiện từ năm 2015 trên mạng internet và đã có đến hơn 10 triệu người xem đưa ra nhận định của mình về màu sắc của nó, trong đó hai trường phái phổ biến nhất là màu xanh-đen và màu vàng-trắng. Tại thời điểm đó, hiện tượng này đã đi ngược lại hoàn toàn những gì khoa học đã nhận thức về màu sắc.
Trước đó, các nhà khoa học chưa từng gặp phải trường hợp nào xảy ra tranh cãi gay gắt về màu sắc của một vật thể. Giải thích hiện tượng này, một giả thuyết được đưa ra là do sự nhận định màu sắc của não bộ (color constancy) – đây là một hiện tượng thị giác khiến vật thể vẫn giữ nguyên màu gốc, có thể nhạt đi hay đậm hơn, bất kể điều kiện ánh sáng xung quanh. Đây là một khả năng phi thường của bộ não chúng ta, dù các nhà khoa học đã nỗ lực vô hiệu hóa khả năng này bằng những ảo ảnh thị giác. Ví dụ như với tấm ảnh được tạo bởi nhà tâm lý học người Nhật Akiyoshi Kitaoka:
Những quả dâu vẫn có màu đỏ đúng không? Thực tế là không. Thật ra, không có bất cứ điểm ảnh màu đỏ nào trong tấm ảnh trên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tay hoặc giấy để che hết lại, chỉ chừa lại một phần nhỏ của quả dâu. Tôi nói đúng chứ?
Tương tự với trường hợp của chiếc váy xanh-vàng, chúng cũng được lý giải bằng giả thuyết color constancy. Nhưng không giống với chiếc váy kia, hầu hết tất cả mọi người đều nhận ra quả dâu có màu đỏ. Hoàn toàn rõ ràng, không có sự tranh cãi hay liên quan đến yếu tố tâm thần. Tất cả chỉ có một và chỉ một là: Ngay cả khi không có sắc tố đỏ trên tấm ảnh, bạn vẫn có thể nhìn ra quả dâu có màu đỏ.
Ảo giác tạo ra bởi chiếc váy gần như giống với những quả dâu phía trên. Những người thường nhìn thấy trang phục màu xanh, đen sẽ chỉ nhìn thấy chiếc váy có màu xanh-đen. Nhưng cảm nhận về chiếc váy cũng có thể thay đổi. Nếu một người được yêu cầu xem chiếc váy mà không có sự chuẩn bị trước, màu sắc mà họ cảm nhận có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái thần kinh và những tác động của các yếu tố khoa học khác.