Tìm hiểu về lịch sử 3 dạng kỹ thuật phim hoạt hình phổ biến nhất

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 10/05/2016 02:00 AM

Kể từ khi ra mắt khán giả vào đầu thập kỷ 20 cho đến nay, thể loại phim hoạt hình đã trải qua một chặng đường dài qua nhiều thập kỷ.

Kể từ khi ra mắt khán giả vào đầu thập kỷ 20 cho đến nay, thể loại phim hoạt hình đã trải qua một chặng đường dài qua nhiều thập kỷ. Những kỹ thuật hoạt họa được vận dụng để đem đến sức sống những câu chuyện và nhân vật đã tiến bộ không ngừng nghỉ nhiều năm vừa qua, nhưng cũng chỉ có ba thể loại chính yếu nhất: truyền thống, chuyển động tĩnh và đồ họa máy tính.

Bài viết dưới đây sẽ bao gồm những khác biệt lớn của ba loại hình chính này của phim hoạt họa:

Hoạt Hình Truyền Thống

Xuất hiện trên màn ảnh cũng gần như cùng một thời điểm với thể loại tương ứng với người thật live-action, phim hoạt hình truyền thống đã tiến một chặng đường dài từ thuở những nét vẽ vẫn còn thô và lối kể chuyện mang tính thử nghiệm. Hoạt hình truyền thống đánh dấu sự có mặt của mình vào năm 1906 với một phim ngắn có nội dung về những biểu cảm khuôn mặt khác nhau. Thể loại này cho phép người ta thấy được sự ảo diệu của chuyển động hoạt hình bằng sự khống chế các bức tranh vẽ qua từng khung hình. Mặc dù kỹ thuật máy tính cũng đã hỗ trợ phần nào các nhà làm phim qua nhiều năm, nhưng những phương pháp dựng phim hoạt hình cơ bản hầu như không có gì thay đổi.

Sự phổ biến của phương pháp dựng phim trên màng celluloid vào đầu thập kỷ 20 đã đem đến thành công nhanh chóng cho thể loại này, với sự đảm bảo việc họa sĩ không còn phải vẽ tới lui một bức tranh nhiều lần nữa – màng xuyên thấu celluloid có thể chứa một nhân vật hoặc một đồ vật được đặt trên nền tĩnh. Việc phát hành bộ phim Snow White and the Seven Dwarfs (1937) đã đánh dấu lần đầu tiên thể loại hoạt hình truyền thống bắt đầu có sức nặng trong mắt cộng đồng Hollywood cũng như khán giả.

Kể từ đó, dòng hoạt hình truyền thống vẫn liên tục khẳng định sức hút của mình ở các rạp chiếu phim toàn thế giới – với thành công dữ dội của nó đã tiếp sức cho các nhà làm phim cơ hội được đột phá đôi ba lần (Fritz the Cat năm 1972 trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên được dán ngay mác X – không dành cho khán giả dưới 18 tuổi). Sự thống trị của Disney với mảng hoạt hình 2D dường như đã biến tên tuổi họ đồng nghĩa với những bộ phim chất lượng cao nhất, mặc dù cũng có một vài hãng khác cũng rất thành công với thể loại này trong nhiều thập kỷ qua.

Hoạt Hình Tĩnh (Stop-Motion)

Loại hình tiếp theo và ít thông dụng hơn chính là hoạt hình tĩnh. Thể loại này thậm chí còn xuất hiện trước cả hoạt hình vẽ thủ công truyền thống: thử nghiệm đầu tiên là The Humpty Dumpty Circus, được phát hành năm 1898. Nhưng phim hoạt hình tĩnh lại chưa bao giờ thực sự giành được sự hưởng ứng cũng như sự cuốn hút rộng rãi như thể loại 2D anh em của mình. Cản trở lớn nhất trên đường thành công của dòng phim này là bản chất tiêu tốn thời gian của thể loại này, bởi các họa sĩ bắt buộc phải di chuyển một đối tượng mỗi khung hình một lượt để mô phỏng chuyển động. Cứ tính chuẩn có khoảng 24 khung hình mỗi giây, và họ sẽ mất hàng giờ để có được một đoạn phim có mấy giây.

Mặc dù phim hoạt hình tĩnh hoàn chỉnh đầu tiên được ra mắt năm 1926 (phim Đức - The Adventures of Prince Achmed), phải đến thập kỷ 50 thể loại này mới đến được với công chúng một cách rộng khắp nhất với series truyền hình Gumby. Sau thời điểm đó, với bộ phim hoạt hình tĩnh dài đầu tiên được sản xuất ở Mỹ Willy McBean and his Magic Machine (1965), được bộ đôi huyền thoại của thể loại hoạt tĩnh Arthur Rankin và Jules Bass sản xuất, thể loại này mới bắt đầu được nhìn nhận như phương án thay thế tiềm năng cho hoạt hình thủ công truyền thống chứ không phải một xu hướng phô trương nhất thời.

Sự thống trị của series Rankin/Bass Christmas specials ở thập kỷ 60 và 70 chỉ làm tăng thêm sự phát triển của hoạt hình tĩnh, và cũng gia tăng việc sử dụng chuyển động tĩnh với hiệu ứng đặc biệt đem lại nền tảng vững chắc cho thể loại này như một nguồn tài nguyên vô giá – với sự tiên phong của George Lucas trong cả loạt phim Star Wars và công ty hiệu ứng hình ảnh Industrial Light and Magic của ông tạo nên một chuẩn mực mà toàn bộ giới làm phim phải vất vả để đối chọi.

Gần đây, hoạt hình tĩnh đã bị che lấp phần nhiều vinh quang của mình do sự trỗi dậy của hoạt hình máy tính. Nhưng mấy năm nay với sự nổi dậy của thể loại này – bằng sự yêu thích của khán giả dành cho Coraline và Fantastic Mr. Fox hoàn toàn đảm bảo cho sự tồn tại của hoạt hình tĩnh cho những năm sắp tới.

Hoạt Hình Máy Tính

Trước khi trở nên phổ biến như hiện nay, đối với toàn bộ cộng đồng làm phim nói chung, hoạt hình máy tính chỉ chủ yếu được dùng như một công cụ để tăng hiệu quả cho những hiệu ứng đặc biệt cho hoạt hình truyền thống. Và như vậy, CGI được dùng thưa thớt trong khoảng thập 70 và 80 – phim Tron (1982) là bộ phim đầu tiên sử dụng đồ họa máy tính một cách rộng rãi nhất trong một bộ phim nhựa chiếu rạp.

Thể loại này cũng nhận được một đà phát triển đáng kể ở năm 1986 với sự ra đời phim ngắn đầu tiên của hãng Pixar, Luxo Jr. – bộ phim nhận đề cử cho “Phim Hoạt hình Ngắn Hay nhất” và chứng mình rằng máy tính có thể cung cấp nhiều hơn là những hỗ trợ hiệu ứng đặc biệt hậu trường. Sự tiến bộ ở cả phần cứng và phần mềm máy tính được phản ánh rõ nét thông qua những đoạn CGI bắt mắt của phim Terminator 2: Judgment Day (1991) và Jurassic Park (1993) là minh chứng điển hình cho khả năng vô hạn của loại hình này.

Nhưng cũng phải đến khi Pixar cho ra mắt phim hoạt hình với đồ hoạt máy tính chính thức đầu tiên vào năm 1995 - Toy Story, khán giả cũng như các nhà sản xuất mới bắt đầu thấy được những tiềm năng của công nghệ, và không lâu sau đó các hãng phim cũng đã phải hò nhau chạy đua với công nghệ CGI. Sự xuất hiện của nhiều phim hoạt hình đồ họa vi tính 3D ngay lập tức đem lại thành công cho họ vượt xa cả thể loại 2D, khi mà khán giả cảm thấy sững sờ bởi sự mới lạ của những hình ảnh chân thực và hiệu ứng tuyệt vời.

Mặc dù hiện nay Pixar vẫn đang là nhà vô địch trong thể loại hoạt hình đồ họa máy tính, các hãng khác vẫn có rất nhiều ví dụ thành công tương đương cho thể loại những năm đổ lại đây – chẳng hạn như chuỗi phim Shrek với doanh thu phòng vé gần 3 tỷ USD toàn thế giới. Hay cũng như không thể nào hạ thấp vai trò quan trọng của thành công ngoài mong đợi của Avatar trên bảng xếp hạng được. Bộ phim đã phô trương không ít những hiệu ứng đồ họa đáng ấn tượng nhất từ trước đến giờ, và đặt ra một chuẩn mực mới cho những bộ phim CGI nặng ký sau này phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới dễ bề sánh kịp.

Theo Movies

Lạ mắt với nhân vật manga, game và phim theo phong cách tranh cổ Nhật Bản