Thuật ngữ đinh ba bắt nguồn từ tiếng Latinh, theo đó Từ nguyên là Trident "đinh ba", trong đó "tri" có nghĩa là "ba" và "dentes" có nghĩa là "răng". Biến thể của đinh ba là một loại phương tiện nhà nông để cào rơm ở Châu Âu thời Trung cổ.
Có khá nhiều vị thần sử dụng vũ khí là đinh ba, trong đó có thần Shiva của Ấn Độ.
Có 1 điều mà chắc chắn ai cũng biết, đó là đinh ba gắn liền với rất nhiều giai thoại xoay quanh các thế lực siêu nhiên, ma quỷ hay thần thánh. Chúng ta có thể nhắc tới cây đinh ba của Hải Vương Poseidon (thần biển Hy Lạp, 1 trong bộ ba vĩ đại) và thần Neptune, cũng như của hàng tá thần biển khác.
Theo thần thoại, cây đinh ba của thần biển Poisedon là 1 trong 3 món đồ mà các Cyclops đã rèn ra, đi cùng với lưỡi tầm sét của Zeus và chiếc mũ tàng hình của Hades. Nó được mô tả là một vũ khí lợi hại có thể bắn ra luồng sét cực mạnh, giúp người dùng có thể hiệu triệu cả đại dương, kiểm soát mọi khía cạnh của biển cả. Về cơ bản, Poseidon là 1 vị thần máu mặt bậc nhất, nổi tiếng nhất trong văn hóa của nhân loại, và cây đinh ba của ông cũng trứ danh như vậy đó.
Bạn biết những chiếc đinh ba này nổi tiếng đến mức nào không? Có thể bạn chưa biết, trên thế giới thậm chí còn có cả 1 quốc gia sử dụng biểu tượng đinh ba in ngay giữa quốc kỳ của họ đấy. Quốc gia đó chính là đảo quốc Barbados, nằm phía tây Đại Tây Dương, phía đông biển Caribe, từng trở thành thuộc địa của Anh vào đầu thế kỷ 17 cho đến khi giành được độc lập vào năm 1966.
Sau khi giành được độc lập, chính quyền của quốc gia này đã phát động một cuộc thi trên cả nước nhằm tìm ra thiết kế quốc kỳ mới. Do đó, giáo viên mỹ thuật Grantley Prescod đã lấy cảm hứng từ các biểu tượng có sẵn mà tạo nên quốc kỳ hiện tại với cây đinh ba ở chính giữa. Thiết kế của ông gồm ba sọc dọc bằng nhau màu xanh - vàng - xanh, tượng trưng cho biển - cát - bầu trời và chính giữa là thứ vũ khí có thể hiệu triệu sức mạnh của đại dương.
Đinh ba cũng là vũ khí được mô tả trong tác phẩm Tây Du Ký mà bọn yêu quái, lâu la hay sử dụng trong đó có Ngưu Ma Vương, và trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa cũng có miêu tả một số nhân vật cầm đinh ba. Cây chĩa của Satan cũng được coi như 1 món vũ khí nổi tiếng, mặc dù chúng tôi sẽ chỉ coi đó như 1 biến thể mà thôi, đừng nhầm lẫn với đinh ba nhé.
Vậy món vũ khí này có gì thú vị đối với lịch sử của loài người? Hãy cùng tìm hiểu trong bài này nhé?
Quả thật, trong thần thoại thì đinh ba có vẻ như là 1 món vũ khí mang tính biểu tượng, nhưng đối với người dân Hy Lạp thời cổ đại thì có lẽ lại là: "Các ông thấy đấy, đinh ba như của Poseidon thì quả là thần kỳ, nhưng để dùng như 1 món vũ khí đại trà thì không, ở đây chúng tôi không làm thế". Ban đầu, đinh ba chỉ vốn được sử dụng bởi dân chài, để họ có thể xiên vài con cá cùng 1 lúc. Nhưng bằng cách nào đó, người La Mã lại thấy chúng khá là hay ho và... quyết định đem về để dùng trong mấy trò thể thao đẫm máu ở đấu trường của họ.
Ở thời đó, những đấu sĩ trong đấu trường La Mã thường được giao 1 vai diễn nào đó, cũng gần giống như những võ sĩ đấu vật WWE của thời nay vậy. Một trong những loại nhân vật nổi bật nhất tại đây là retiarus, đại loại là 1 nhân vật có thuộc tính thủy được trang bị lưới đánh cá và đinh ba. Về cơ bản, những võ sĩ này thường ném lưới để bắt đối thủ rồi tiếp nối bằng 1 cú đánh chí tử với đinh ba, 1 đòn tấn công tương đối gọn lẹ.
Tuy nhiên, những chiếc đinh ba ban đầu của ngư dân vốn có 3 chiếc răng với độ dài bằng nhau. Kiểu thiết kế này có thể hiệu quả khi xiên cá, nhưng lại gây khó khăn khi xiên người (đặc biệt là khi đối phương có giáp trụ). Hãy xét theo vật lý, rằng nếu 3 mũi nhọn này cùng đâm 1 lúc thì áp lực từ cú đâm sẽ bị phân tán, bị chia đều ra 1 khoảng diện tích lớn hơn, đồng nghĩa với việc đâm xuyên qua giáp trụ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bởi thế, để có thể sử dụng với mục đích sát thương, họ đã biến đổi và cải tiến thứ vũ khí này 1 chút tẹo. Khác với phiên bản gốc, phiên bản đinh ba dành cho võ sĩ giác đấu sẽ có nhánh giữa được thiết kế dài hơn 1 chút so với 2 nhánh còn lại. Điều này đã khiến cây đinh ba của La Mã có hình dáng gần giống với ngọn giáo hơn, nhưng đồng thời cũng giúp cho họ ngầu hơn, ra dáng chiến binh hơn hẳn so với gốc.
Nhiều nhà sử học cho rằng, ắt hẳn những nông dân thời đó sẽ vui lắm, khi món đồ bắt cá của họ được dùng để xiên người. Nhưng ai biết được chứ? Lỡ đâu họ lại thấy ớn lạnh thì sao?