Thuế ngực: Loại thuế tồi tệ nhất khiến phụ nữ phải để ngực trần và đóng tiền thuế theo kích cỡ của bộ ngực

Z.  - Theo Trí Thức Trẻ | 19/07/2020 10:08 PM

Vào đầu những năm 1800, phụ nữ ở Travancore không được phép che ngực và sẽ bị đánh thuế nặng nếu họ làm như vậy.

Thuế ngực: Loại thuế tồi tệ nhất khiến phụ nữ phải để ngực trần và đóng tiền thuế theo kích cỡ của bộ ngực  - Ảnh 1.

"Thuế ngực" được coi là một trong những loại thuế tồi tệ nhất trong hệ thống cai trị của Ấn Độ vào đầu những năm 1800.

Hệ thống thuế ngực được đưa ra bởi nhà vua của vương quốc Travancore, một trong 550 tiểu bang của Ấn Độ, hiện nay là bang Kerala. Theo đó, phụ nữ không được phép che ngực và sẽ bị đánh thuế nặng nếu họ làm như vậy.

Các quan chức hoàng gia của nhà vua sẽ đi từ nhà này sang nhà khác, thu thuế này từ những người phụ nữ đã bước qua tuổi dậy thì.

Số tiền thuế sẽ phụ thuộc vào kích thước của bộ ngực. Ngực càng lớn thì thuế sẽ càng lớn. Người thu thuế sẽ kiểm tra nó bằng cách chạm vào và đo kích cỡ bằng tay.

Mục đích của việc thu thuế này chỉ là để làm nhục những người phụ nữ ở tầng lớp thấp kém. Bởi thực tế, chỉ có những người phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu hoặc hạ lưu mới phải trả tiền cho loại thuế này.

Phụ nữ ở tầng lớp thượng lưu được phép che ngực và không phải trả bất kì một khoản tiền nào. Loại thuế này được gọi là mulakkaram, nếu phụ nữ ở tầng lớp thấp không trả tiền, họ không thể che ngực ở nơi công cộng.

Tiến sĩ Sheeba KM, phó giáo sư tại Shri Shankaracharya Sanskrit Vishwavidyalaya ở Kerala, Ấn Độ nói rằng: "Mục đích của thuế ngực là duy trì cấu trúc đẳng cấp và không có gì khác. 

Quần áo được coi là một dấu hiệu của sự giàu có và thịnh thượng. Người nghèo và những người ở tầng lớp thấp không được hưởng nó."

Thuế ngực: Loại thuế tồi tệ nhất khiến phụ nữ phải để ngực trần và đóng tiền thuế theo kích cỡ của bộ ngực  - Ảnh 2.

Hình ảnh người phụ nữ để ngực trần cách đây hơn 200 năm

Cách đây 200 năm, phụ thuộc vào quần áo, trang phục mà một người mặc lên mình sẽ quyết định người đó thuộc về đẳng cấp nào trong xã hội.

Trong cuốn sách "Cuộc sống bản địa ở Travancore", tác giả Samuel Mateer nói rằng có khoảng 110 loại thuế chỉ áp dụng với những người ở tầng lớp thấp kém.

Tác giả này cũng nói rằng thuế ngực là một trong những loại thuế tồi tệ nhất từ trước đến nay.

Cuộc nổi dậy của phụ nữ và sự hy sinh của Nangeli

Sự bất mãn tồn tại trong cộng đồng người Travancore khá lâu và nó đã đạt đến đỉnh cao vào năm 1859 khi hai người phụ nữ thuộc tầng lớp thấp kém đã bị các quan chức Travancore lột trần vì mặc quần áo trên người mà không chịu đóng thuế.

Hai người phụ nữ này sau đó bị treo lên cây trước mặt mọi người như để cảnh cáo những người khác dám chống lại quy định.

Một người phụ nữ dũng cảm có tên là Nangeli đã quyết định chấm dứt sự bất công này, một lần và mãi mãi. Nangeli là một trong những nạn nhân của việc thu thuế khủng khiếp này.

Thuế ngực: Loại thuế tồi tệ nhất khiến phụ nữ phải để ngực trần và đóng tiền thuế theo kích cỡ của bộ ngực  - Ảnh 3.

Cái chết của Nangeli đã thúc đẩy cuộc nổi dậy của người dân địa phương ở vương quốc Travancore

Trong một lần người thu thuế tìm đến nhà cô để thu tiền, thay vì đưa tiền, Nangeli đã cắt ngực của mình và đặt vào một chiếc lá chuối rồi đưa cho người thu thuế.

Sau đó, do mất máu quá nhiều mà cô đã qua đời ngay trong ngày hôm đó. Người chồng quá quẫn trí nên cũng tự sát theo.

Cái chết của Nangeli đã thúc đẩy cuộc nổi dậy của người dân địa phương ở vương quốc Travancore. Một số lượng lớn những người phụ nữ đã đứng lên đòi quyền cho mình, đây được gọi là cuộc nổi dậy của Barkar.

Cuộc biểu tình lớn đã khiến nhà vua lo sợ, và dưới áp lực của thống đốc Madras, vị vua này đã buộc phải trao quyền cho tất cả phụ nữ được mặc quần áo vào năm 1924.

Thuế ngực: Loại thuế tồi tệ nhất khiến phụ nữ phải để ngực trần và đóng tiền thuế theo kích cỡ của bộ ngực  - Ảnh 4.

Hình ảnh Nangeli được họa sĩ Murali khắc họa lại

Nơi ở của Nangeli về sau được đặt tên là Mulachhipuram, có nghĩa là vùng đất của những người phụ nữ có ngực, để ghi nhớ sự hy sinh to lớn của Nangeli.

Hành động của Nangeli đã kết thúc triều đại thu thuế tàn bạo của vương quốc Travancore.

Maniyan Velu, con cháu của Nangeli nói rằng: "Hành động của cô là vô vị kỉ, một sự hy sinh để mang lại lợi ích cho tất cả phụ nữ ở Tranvancore."

Một hậu duệ khác của Nangeli nói rằng: "Chúng tôi cảm thấy rất tự hào vì chúng tôi là gia đình của cô ấy. 

Tất cả những gì chúng tôi muốn là nhiều người nên biết về sự hy sinh của cô ấy. Sẽ thật phù hợp nếu tên của cô ấy là một phần của lịch sử khu vực này."

Nangeli trở thành một nữ anh hùng vô danh trong lịch sử. Cô là một trong những người phụ nữ đã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền tảng cho sự bình đẳng. Thế nhưng, câu chuyện về Nangeli chỉ một lần nữa được sống lại nhờ một nghệ sĩ địa phương có tên là Murali.

Cách đây 5 năm, khi anh lướt qua tạp chí nội bộ của một ngân hàng địa phương, anh tình cờ thấy một bài báo nhỏ về Nangeli, được viết bởi người đến từ Kerala.

Bị cuốn hút bởi câu chuyện, anh tìm đường đến thị trấn Mulachhipuram. Anh rất xúc động bởi câu chuyện của Nangeli và đã quyết định bất tử hóa cô bằng những bức tranh của mình.

Thuế ngực: Loại thuế tồi tệ nhất khiến phụ nữ phải để ngực trần và đóng tiền thuế theo kích cỡ của bộ ngực  - Ảnh 5.

Ba bức tranh về Nangeli của họa sĩ Murali.

Ba bức tranh về Nangeli của anh hiện đã được xuất bản trong cuốn sách Amana - The Hidden Pictures of History và anh cũng đã tổ chức 15 cuộc triển lãm các bức tranh của mình trên khắp Kerala và các vùng khác của Ấn Độ.

Nghệ sĩ Murali nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Tôi không muốn mô tả nó như một sự kiện đẫm máu, thay vào đó, mục đích của tôi là tôn vinh hành động của cô ấy như một nguồn cảm hứng cho nhân loại."