Tìm phần mềm bằng Google cẩn thận hàng giả

Hh  | 19/04/2011 12:00 PM

Gần đây có một xu hướng mới phát triển trong việc quảng bá những sản phẩm không tên tuổi đã được sử dụng khá nhiều. Cách làm này nhanh chóng bị kẻ xấu lợi dụng trở thành một công cụ phát tán Malware.

Cách thức quảng cáo này sử dụng các biện pháp SEO, với mục đích chính là link giả được đặt cao hơn link thật trong các kết quả tìm kiếm khiến người tìm lầm tưởng link cao hơn mới là hàng thật.
 
SEO là gì ?
 
SEO (Search Engine Optimization) tạm dịch là biện pháp tối ưu công cụ tìm kiếm. Các biện pháp này thường được các Administrator sử dụng nhằm đưa trang Web của mình lên cao hơn trong kết quả tìm kiếm bằng cách lợi dụng những thuật toán tìm kiếm phổ biến của các công cụ tìm kiếm phổ thông.
 

 
Mặc dù đây hoàn toàn là chiêu thức kinh doanh đứng đắn không phi pháp, nhưng nó đã bị một số kẻ xấu lợi dụng để đưa những trang có chứa phần mềm giả (Crapware) đứng ở vị trí cao hơn cả trang chủ của phần mềm thật.
 
Những quảng cáo đó xuất hiện tràn lan khi bạn tìm kiếm thứ bạn cần qua các website tìm kiếm phổ biến như Google, Bing hay Yahoo.
 
Ví dụ khi thử tìm kiếm phần mềm thông dụng như VLC Media Player qua Google thì kết quả tìm kiếm đầu tiên hiện lên là một quảng cáo có nội dung na ná như trang chủ của phần mềm VLC Media Player. Những hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết
 
Với Google:
 
 Link giả (trên) đứng cao hơn cả link thật (dưới).
 
Kết quả của Bing:
 

 
Yahoo cũng bị tương tự:
 

 
Các đường link quảng cáo hay thậm chí có thể coi là lừa đảo này không phải lúc nào cũng xuất hiện. Nó còn tùy thuộc vào quốc gia bạn đang sống vì ở những nơi khác nhau trên thế giới, kết quả tìm kiếm cũng sẽ khác đi.
 
Bộ mặt thật của các ứng dụng Fake
 
Các ứng dụng fake trông sẽ ra sao ? Hãy tiếp tục tìm hiểu.
 
Sau khi bạn tải thử phần mềm từ link giả mạo phía trên về máy của mình và bắt đầu tiến hành cài đặt phần mềm này. Như thường lệ bạn sẽ phải đánh dấu vào 1 hộp thoại xác nhận sẽ tuân thủ luật của nhà sản xuất. Theo thói quen nhiều người sẽ tick hết các ô chọn mà không cần suy nghĩ vì nếu không tick phần mềm sẽ không cài được.
 

 
Khi đánh dấu tất cả các mục bạn tiếp tục làm theo thói quen là Click Next liên tiếp mà không cần quan tâm tới những gì sẽ được cài đặt trên máy tính của mình. Lúc đó, bạn đã vô tình cài thêm 1 chương trình lạ vào máy, các ứng dụng được cài này có thể là phần mềm thông thường nếu như link giả đó chỉ có mục đích quảng cáo, và nó hoàn toàn có thể là Malware (phần mềm máy tính được thiết kế với mục đích xâm nhập hoặc phá hủy dữ liệu trên máy tính) nếu link giả này là link lừa đảo.
 

 
Vì vậy, bạn hãy thật cẩn thận khi tải một chương trình nào đó về máy, đăc biệt khi bạn gợi ý một phần mềm hay cho bạn của mình. Nếu họ không biết nhiều về Internet, bạn đừng nên nói vào google  rồi tìm, hãy đưa link chuẩn cho họ nhé !
 
Tham khảo: How To Geek
Xem thêm:

kinh nghiệm