Trong thời đại mà bản quyền thường bị xâm hại một cách nghiêm trọng, đặc biệt là về hình ảnh, thì việc đặt những watermark để giữ riêng những hình ảnh của bản thân là điều cần làm. Tuy nhiên, những watermark này thường khiến cho chất lượng hình ảnh bị giảm sút cũng như gây khó chịu cho người xem. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách đặt một watermark vô hình mà bạn chỉ thấy khi mở kênh Blue của hình lên, vừa bảo vệ được hình ảnh của bạn vừa không gây khó chịu cho người xem.
Lưu ý:
Mặc dù là một watermark vô hình nhưng không có nghĩa là watermark này hoàn toàn không thấy trên ảnh, nhưng mức độ là không nhiều. Điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào vị trí bạn đặt watermark cũng như layer style. Vì vậy sẽ có một số hạn chế được đề cập đến sau đây.
Tạo watermark
Một điều tuyệt vời trong kỹ thuật này là sau khi bạn tạo ra style cho watermark, bạn hoàn toàn có thể save lại để dành cho lần sau. Hình ảnh cho bài hướng dẫn này có thể được tìm thấy ở
đây.
Mở bức ảnh lên bằng chương trình Photoshop và gõ phần text bạn muốn làm watermark. Màu sắc của text không quan trọng, nhưng kích cỡ thì không được quá nhỏ và chữ không được kéo hẹp vì có thể khiến cho watermark bị mờ hoặc khó nhìn.
Tiếp theo, bạn sẽ thiết lập layer style cho layer text vừa tạo. Lưu ý rằng khi này, mức độ Fill của layer này chỉ còn 0 và ở bảng Channel (bên cạnh tab Layer), kênh R và G đã tắt. Lúc này, phần text của bạn không còn xuất hiện nữa.
Sau khi đã tắt kênh R và G, những hiệu ứng được áp dụng bên dưới này chỉ còn tác động đến kênh B. Style được dùng cho layer text là Inner Shadow và Outer Glow. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thử áp dụng với những style khác trong bảng này cho phần watermark của mình.
Đầu tiên bạn hãy chỉnh những thông số sau cho phần Outer Glow:
Trong rất nhiều trường hợp, màu của vùng Outer Glow sẽ không có được tác dụng rõ rệt, nhưng bạn hoàn toàn có thể thử những trường hợp khác nhau. Quan trọng nhất chính là mức độ sáng tối của màu và chế độ hòa trộn bạn dùng cho phần này là gì. Càng hiểu nhiều về Blend mode, bạn càng có nhiều lợi thế ở bước này. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là làm sao để cuối cùng watermark không hiện ở bức ảnh nhưng lại hiện rất rõ ở kênh B.
Sau khi hoàn thành phần Outer Glow, bạn hãy xem thử kết quả của mình trong ảnh và trong kênh B. Nếu làm đúng bạn sẽ có được kết quả như hình dưới và nhất định là phần text không được hiển thị trong hai kênh còn lại. Thử di chuyển layer text và bạn sẽ nhận ra sự khác biệt.
Để cải thiện thêm kết quả, bước tiếp theo bạn cần làm là phần Inner Shadow. Hãy chỉnh thông số như hình dưới đây:
Và như bạn đã thấy, sau khi áp hiệu ứng Inner Shadow, watermark dễ đọc hơn ở kênh B, nhưng nếu chú ý kỹ, bạn sẽ thấy watermark sẽ hiện lên chút ít ở bức ảnh, dù nó sẽ rất khó thấy nếu bạn không quan sát kỹ. Và như vậy bạn đã hoàn thành xong việc “đóng dấu” cho bức ảnh của mình mà người khác hoàn toàn không thể nhận ra.
Sau đây là một vài hạn chế đã được đề cập ở trên mà bạn cần phải lưu ý:
Đầu tiên đó là việc những watermark làm theo dạng này không hoàn toàn “vô hình” trên bức ảnh cuối cùng, như đã nói ở trên, mức độ hiển thị của watermark phụ thuộc nhiều vào vị trí cũng như màu của background và thông số của style bạn áp lên kênh B của layer text. Càng thử nghiệm nhiều bạn càng có kinh nghiệm trong việc này.
Thứ hai, những watermark này không thể dùng trên những bức ảnh có background là màu trắng hoặc đen thuần túy vì sẽ rất dễ phát hiện ra chúng và việc cuối cùng chính là bạn không thể áp dụng cùng một watermark cho tất cả các bức ảnh, vì như đã đề cập, việc “vô hình” của watermark phụ thuộc vào background thế nên tùy vào bức ảnh mà bạn sẽ có những điều chỉnh phù hợp nhất.
Mẹo:
- Chỉ áp dụng watermark này vào phiên bản sau cùng của bức ảnh, vì nếu bạn thay đổi kích thước ảnh sau khi đã gắn watermark, những style được áp dụng sẽ mất dần chất lượng.
- Dùng size text trung bình, nếu quá nhỏ bạn cũng sẽ rất khó đọc khi save lại vì kênh B sẽ giảm chất lượng.
- Di chuyển watermark đến nhiều vị trí khác nhau trong bức ảnh để tìm ra background thích hợp nhất.