Liệu TV tần số quét cao có thực sự là TV xịn?

PAV  | 03/03/2011 02:00 PM

TV LCD với tần số quét lên tới 240 Hz đang được các hãng thi nhau trào bán với giá ngất ngưởng, trong khi thực sự tác dụng của nó đem lại không phù hợp với số tiền bỏ ra cho lắm.

Trên thị trường có khá nhiều loại TV với đủ kiểu dáng, kích thước cũng như tính năng. Đặc biệt gần đây, các siêu thị lớn còn quảng cáo rất nhiều các loại TV có Refresh rate hay dịch nôm na là tần số quét lên tới 240 Hz với giá thành so với các TV bình thường thì đắt gấp đôi hoặc thậm chí là gấp ba.
 
Để hiểu rõ hơn về tần số quét, chúng ta cùng điểm qua 1 số khái niệm. Bạn biết rằng mắt người nhìn thấy hình ảnh chuyển động trơn tru khi nó thay đổi 24 khung hình trong 1 giây. Nếu sự thay đổi này chậm hơn 24 hình / giây, hình ảnh được mắt bạn thu lại sẽ bị nhấp nháy, nếu cao hơn ngưỡng này mắt bạn sẽ không phát hiện được khoảng thời gian chuyển gia giữa 2 lượt hình liên tiếp.
 
Tốc độ thể hiện hình ảnh của TV trong 1 giây này được gọi là tần số quét của TV đó và nó sử dụng đơn vị tần số là Hz.
 

 
Các thế hệ TV từ trước tới nay thường có tần số quét vào khoảng 60 tới 100 Hz vì vậy khi xem các chương trình truyền hình được phát ở tần số 60 Hz thì cả 2 TV đều thể hiện chất lượng hình ảnh như nhau bởi mắt người không thể nhận biết được tốc độ cao hơn 24 Hz.
 
Vậy tại sao vẫn có những chiếc TV với giá thành khá đắt đỏ có tần số quét lên tới 120 Hz hay thậm chí là 240 Hz ?
 
Thực sự thì chúng ta không thể phủ nhận một lợi thế của TV tần số quét cao mặc dù rất ít khi bạn cần đến nó. TV tần số cao có thể sửa 1 số lỗi khi xem phim có nội dung từ đĩa Blu – Ray. Nhưng đó cũng là tất cả.
 
Một TV tần số 240 Hz khi xem một chương trình truyền hình thông thường sẽ cho ra hình ảnh không khác gì 1 TV LCD có tần số 60 Hz rẻ tiền. Vì thế lựa chọn một chiếc TV có tần số quét cao với giá thành đắt hơn nhiều so với một chiếc TV cùng tính năng nhưng Refresh rate thấp hơn sẽ không có ích lợi gì nếu bạn chỉ xem truyền hình cáp với chiếc TV đó. Tần số quét của TV thực chất chỉ trở thành "cái mác" để các thương hiệu nổi tiếng tìm cách bán nó với giá cắt cổ.
 

 
Tuy nhiên, mới đây 1 công nghệ xem phim 3D mới sử dụng loại kính màn trập, một công nghệ sử dụng loại kính đặc biết không giống như kính phân cực 2 màu rẻ tiền bình thường. Loại kính này có tác dụng đóng mở từng mắt để chỉ cho hình ảnh từ TV tới một bên mắt mỗi lần, loại kính này được dùng với loại TV 3D được bán với giá khoảng vài trục triệu đồng. Các TV này thực ra chỉ đơn giản là có tần số quét cao gấp đôi TV bình thường để khi 2 mắt kính thay nhau đóng mở mắt bạn vẫn có thể nhìn thấy hình ảnh với tần số bằng 1 nửa tần số TV.
 

 
Đó là điều duy nhất để bạn cần 1 chiếc TV có tần số quét cao hơn mức bình thường. Còn nếu không hứng thú với công nghệ 3D thì 1 chiếc có tần số 60 Hz là đủ.

 

Xem thêm:

kinh nghiệm