Smartphone ngày nay đã trở nên khá quen thuộc nhiều người dùng và nó cũng là là nơi chứa đựng
rất nhiều những thông tin cá nhân: địa chỉ email, ảnh, danh bạ, những ứng dụng Facebook và Twitter.... Sự tích trữ dần dần những dữ liệu quý giá này trong
smartphone khiến chúng trở thành miếng mồi ngon cho những tên trộm và tội phạm công nghệ cao. Điều này chính là lí do tại sao các nhà phát triển ứng dụng cạnh tranh nhau để đem sản phẩm bảo vệ
smartphone tốt nhất tới người dùng.
Android
Các smartphone Android đã từng bị tấn công bởi Trojan và những loại malware khác. Các chuyên gia bảo mật đồng ý rằng malware trên mobile vẫn còn đang trong giai đoạn “sơ khai”, chưa có dị biến phức tạp. Vấn đề khó khăn ở chỗ, rất nhiều người dùng không nghĩ rằng điện thoại của họ không như máy tính (mặc dù chúng có đầy dủ chức năng của một chiếc máy tính), nên họ không quan tâm tới việc bảo mật dữ liệu trong điện thoại như họ làm với máy tính cá nhân. Nếu bạn chưa từng download bất kì ứng dụng bảo mật nào cho điện thoại Android, thì bạn nên làm càng sớm càng tốt. Phần lớn những phần mềm bảo mật cho smartphone là miễn phí, và nếu bạn không muốn một ngày nào đó những thông tin cá nhân bỗng xuất hiện tràn lan trên mạng, thì bạn nên sớm có ít nhất 1 phần mềm bảo vệ trong smartphone.
Một phần mềm diệt virus là ứng dụng đầu tiên bạn nên cài đặt khi sở hữu một điện thoại Android. Bên cạnh việc phát hiện malware, những ứng dụng antivirus cho điện thoại còn có thể hỗ trợ những chức năng khác như xoá dữ liệu từ xa (nhờ đó, nếu chẳng may bạn bị mất điện thoại, bạn có thể xoá mọi dữ liệu trong điện thoại để bảo mật thông tin), định vị GPS (để xác định vị trí điện thoại nếu bạn không biết nó ở đâu) và chặn tin nhắn rác.
Ứng dụng Lookout Mobile Security.
Những ứng dụng như Lookout Mobile Security cung cấp những công cụ bảo mật cơ bản cho smartphone của bạn. Phần mềm Lookout quét và phát hiện những malware tồn tại trong hệ thống, sau đó tự động quét bất kì ứng dụng mới nào bạn vừa cài đặt vào smartphone. Ngoài ra, bạn có thể để ý đến những ứng dụng bảo mật có trả phí phổ biến với các tính năng cao cấp hơn như
Symantec Norton Mobile Security,
AVG Antivirus Pro và
McAfee WaveSecure.
iOS
Vì App Store của Apple quản lý khá nghiêm ngặt những ứng dụng có trả phí, nên các chủ sở hữu iPhone nhìn chung không phải lo lắng lắm về malware. Apple chưa thực sự chú tâm vào việc phát triển những ứng dụng antivirus trên kệ App Store, tuy nhiên người dùng vẫn có một số lựa chọn bảo mật khác.
Một trong số đó là dịch vụ tìm kiếm thiết bị và xoá dữ liệu từ xa miễn phí, được cung cấp bởi Apple mang tên Find My iPhone. Đây là một phần của dịch vụ điện toán đám mây iCloud của Apple, và thích hợp với mọi phiên bản iPhone, iPad hay iPod Touch. Với Find My iPhone, bạn có thể khoá máy và xoá toàn bộ dữ liệu có trong iPhone từ xa, tìm kiếm thiết bị thông qua GPS, đặt mật khẩu từ xa, và hiển thị tin nhắn ngay trên màn hình với chuông báo (thông qua đó người dùng có thể tìm thấy thiết bị của mình trong nhà hay nơi làm việc).
Một thủ thuật nữa: khi lựa chọn phần mềm bảo mật cho điện thoại, an toàn nhất là nên chọn những phần mềm đến từ những nhà bảo mật danh tiếng. Nếu không, điện thoại của bạn rất có thể sẽ bị nhiễm malware từ những ứng dụng mạo danh là antivirus.