Người dùng máy tính thông thường sẽ không để ý nhưng nếu bạn là người có hiểu biết chút ít về phần cứng máy tính, những tiếng động là thường là dấu hiệu PC đang bị bệnh. Những tiếng “bíp” thế này thường phát ra từ một chiếc loa nhỏ gắn trên main máy tính của bạn. Mỗi khi khởi động nó phát ra tiếng bíp để thông báo cho người dùng tình trạng hiện tại của máy. Chính vì thế khi xuất hiện những tiếng kêu bất thường thì đó là lúc bạn cần kiểm tra lại phần cứng của mình.
Tuy nhiên mỗi hãng sản xuất MainBoard lại sử dụng 1 loại chip BIOS khác nhau, và mỗi chip BIOS này lại có cách phát âm thanh riêng biệt. Bởi vậy, chúng ta phải làm gì để có thể chuẩn đoán bệnh cho máy tính của mình thông qua mã bíp (beep Code) của máy tính ?
Có một công cụ nhỏ nhắn xinh xắn có thể giúp bạn điều này. Đó là Beep Code Viewer. Đây là một phần mềm tổng hợp tất cả các kiểu mã Beep của tất cả các hãng sản xuất chip BIOS hiện có và giải thích đầy đủ cho bạn hiểu rõ về tác dụng cũng như cách nghe các mã này.
Bạn đọc có thể tải miễn phí phần mềm tại
đây. Sau khi tải bạn chỉ cần chạy trực tiếp chương trình mà không cần cài đặt.
Giao diện của chương trình không quá khó hiểu, bạn chỉ việc chọn hãng BIOS mà Mainborad của bạn đang dùng và muốn kiểm tra lỗi ở danh sách. Sau khi chọn tiếng bíp, chi tiết về lỗi sẽ được hiển thị ở khung bên dưới.
Sau khi biết được bệnh của máy thì tùy vào độ nặng nhẹ cũng như trình độ tin học của mình, bạn hãy quyết định tự sửa, nhờ người hân hay đem đến các trung tâm bảo hành để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn đối với một số người không chuyên là họ không biết hãng BIOS mà máy họ đang sử dụng, vậy nên Beep Codes Viewer cũng cung cấp sẵn cho bạn khả năng xem thông tin của máy tính. Bạn chỉ cần nhấn nút BIOS Information và tất cả thông tin về BIOS sẽ hiển thị trước mặt bạn.
Tuy nhiên nếu bạn không thể khởi động vào Windows và phải chạy Beep Code trên một máy khác, bạn vẫn có thể xem hãng BIOS bằng cách nhấn Delete hoặc F2 lúc khởi động để vào CMOS của máy tính. Ở đây ngay phía trên cùng của bản CMOS bạn sẽ thấy tên hãng sản xuất BIOS được trang bị trong máy tính của bạn.
Chúc các bạn thành công!