Android không có sẵn công cụ
sao lưu dự phòng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sao lưu lại những dữ liệu quan trọng bằng cách thủ công hay cài đặt ứng dụng hỗ trợ từ hãng thứ ba.
Cách 1: Sao lưu thủ công
Đồng bộ với tài khoản Google: Bạn vào menu
Settings > Privacy, đánh dấu trước tùy chọn
Back up my settings và
Automatic restore. Tiếp tục vào menu
Settings > Accounts and sync, mở tài khoản
Gmail của bạn, sau đó đánh dấu trước tất cả các tùy chọn. Việc đồng bộ tài khoản Google theo cách này sẽ giúp bạn giữ lại danh bạ, các thiết lập hệ thống, các ứng dụng, lịch làm việc, email khi chuyển sang một điện thoại Android mới, chỉ cần bạn sử dụng chung một tài khoản Gmail.
Sao lưu hình ảnh: Trước tiên, bạn cần kết nối điện thoại với máy tính thông qua cáp USB, chọn chế độ Disk Mode từ điện thoại. Sau đó, bạn mở thư mục chứa dữ liệu trên điện thoại từ My Computer, tìm đến thư mục DCIM, copy toàn bộ hình ảnh bên trong thư mục này vào máy tính để sao lưu dự phòng.
Sao lưu tin nhắn: Muốn sao lưu nội dung tin nhắn, bạn bắt buộc phải dùng đến phần mềm của hãng thứ ba, chẳng hạn như SMS Backup+ (tải và cài đặt tại
đây). Ứng dụng sẽ tự động sao lưu toàn bộ tin nhắn trên điện thoại của bạn và gửi đến tài khoản Gmail, bạn có thể xem lại nội dung tin nhắn trực tiếp từ Gmail bằng cách mở nhãn SMS (nhãn này tự động tạo khi bạn dùng SMS Backup+), hoặc khôi phục lại toàn bộ tin nhắn cũ trên điện thoại mới bằng cách đồng bộ tài khoản Gmail.
Cách 2: Sao lưu tự động
Nếu không muốn tốn thời gian thực hiện từng bước sao lưu thủ công, bạn có thể nhờ đến ứng dụng sao lưu tự động MyBackup Pro (tải và cài đặt tại
đây). Chương trình sẽ tự động sao lưu toàn bộ các thiết lập hệ thống, tin nhắn, danh bạ, bookmark,… Đặc biệt, bạn còn có thể hẹn giờ để chương trình tự động sao lưu dữ liệu, rất tiện lợi. Tuy nhiên, MyBackup Pro không thể sao lưu hình ảnh, bạn bắt buộc phải dùng cách thủ công nếu muốn giữ lại ảnh của mình trong điện thoại.