- Theo Helino | 12/10/2019 10:28 PM
Có một sự thật là nếu như tiểu thuyết Kim Dung được Hollywood bắt tay dựng thành phim, đó sẽ là một pha "cải biên" không hề nhẹ. Lý do rất đơn giản, khán giả Âu Mỹ cực kỳ không thích nghi được với nội dung, cách dẫn dắt và những câu chuyện trong giang hồ võ lâm này. Nếu phải liệt kê, sẽ có 3 nguyên nhân lớn nhất cho sự "không ủng hộ tiểu thuyết Kim Dung" ở các nước ngoài khu vực Châu Á.
Cố nhà văn Kim Dung
Đầu tiên, mô-típ truyện Kim Dung đối với họ là… không mới!
Có rất nhiều những yếu tố đặc trưng của tiểu thuyết Kim Dung khi được độc giả Âu Mỹ thưởng thức lại bị hiểu thành nhiều "khái niệm" hoàn toàn mới. Giả dụ như việc nhân vật chính "té núi nhặt được bí kíp tuyệt đỉnh" và rồi "võ công thâm hậu, luyện công phu phát khí lực" đều bị họ quy thành thứ gì đó mang tính phù thủy, huyễn hoặc, gần giống như cách mà các nhà giả kim tạo ra thuốc trường sinh bất tử vậy…
Độc giả phương Tây không hiểu được khái niệm "luyện công"
Thêm vào đó, việc nhân vật chính sau khi đã đạt cảnh giới "vô địch thiên hạ" rồi được nhiều cô gái theo đuổi nhưng lại chỉ yêu duy nhất một người lại bị hiểu thành mô-típ "anh hùng cứu công chúa" vốn đã rất thịnh hành từ xa xưa. Nó phổ biến tới mức mà nếu có đọc Don Quixote, bạn sẽ hiểu độc giả nơi đây cần phải có cái nhìn khác về vấn đề này nhiều tới mức nào!
Mối quan hệ giữa các nhân vật cũng bị họ hiểu sang mô-típ "anh hùng cứu công chúa"
Thứ mà người đọc Âu Mỹ không nắm bắt được cái hay của tiểu thuyết Kim Dung nằm ở quãng đường từ khi còn là thanh niên vô danh cho tới lúc đạt được những thành tựu trên. Dù là ít hay nhiều, cố nhà văn Kim Dung luôn cố gắng truyền tải những thông điệp theo cách rất riêng của ông mà có lẽ, chỉ văn hóa của Châu Á mới khiến chúng ta thấm nhuần được vì sao sự việc lại diễn ra như thế, nó có mục đích là gì, nó giúp ích ra sao cho chặng đường trong tương lai của nhân vật.
Tuy nhiên, chính chặng đường từ những ngày đầu tiên cho tới khi đạt được thành quả sau này của nhân vật mới là thứ đáng nói nhất
Quá khó để dịch sát nghĩa
Một vấn đề khác khiến cho việc tiếp xúc với các tác phẩm của nhà văn Kim Dung tương đối khó với độc giả Âu Mỹ nằm ở vấn đề ngôn ngữ. Thật vậy, chưa nói tới việc dịch thuật làm sao cho đúng, cho đủ các trích đoạn mô tả diễn biến nội tâm nhân vật, chỉ riêng vấn đề chuyển hóa những cái tên từ tiếng Trung sang tiếng Anh đã không hề đơn giản.
Việc dịch nghĩa từ tiếng Trung sang tiếng Anh cũng không hề đơn giản
Bởi lẽ, một từ tiếng Anh có thể có rất nhiều ý nghĩa nhưng cùng một ý nghĩa, chính bản thân tiếng Việt cũng có rất nhiều từ ngữ để mô tả. Ví dụ như "Cửu Âm Bạch Cốt Trảo" được dịch sang tiếng Anh là "Nine Yin White Bone Claw", "Võ Mục Di Thư" thì là "Book of Wumu", phái Nga My lại thành "Emei Sect"… Nhìn chung, phần lớn những pha "chuyển thể ngôn ngữ" như vậy đều cần có phụ lục để giải nghĩa cho người đọc nắm bắt được rõ ràng hơn.
Đặc biệt ở tên của các chiêu thức
Sự khác biệt giữa văn hóa Đông - Tây
Như đã nói ở trên, trong các bộ tiểu thuyết của mình, cố nhà văn Kim Dung không đơn thuần chỉ là tạo ra một cuộc hành trình của "vị đại hiệp" từ lúc còn bé cho tới khi trưởng thành, ông còn thêm thắt nhiều yếu tố văn hóa mà chỉ riêng ở Châu Á mới hiểu được. Những khái niệm trung hiếu tiết nghĩa của Khổng Giáo hay tinh thần tự do cá nhân của Đạo Giáo không phải thứ được phổ biến ở Âu Mỹ. Thêm vào đó việc tập trung chân thiện mỹ vào Hoa Hạ, đẩy những kẻ ác nhân đến phía "bên ngoài" là sự tự tôn dân tộc lớn, phần nào khiến cho độc giả phía bên kia cảm thấy bị "ngợp".
Cố nhà văn Kim Dung luôn cố gắng truyền tải những thông điệp qua nhân vật của mình
Nếu như tiểu thuyết Kim Dung hướng tới "từ cá nhân đến tập thể" thì đâu đó ở các tiểu thuyết đình đám của Âu Mỹ, một phần các tác giả vẫn chú trọng vào "từ tập thể tới cá nhân". Thành ra, dù có những đầu truyện rất hay, rất được yêu thích như Anh Hùng Xạ Điêu, khi được biến hóa để trở thành The Legends of the Condor Heroes, nó lại bị quy vào nhóm sách "fantasy" (viễn tưởng).
Anh Hùng Xạ Điêu khi được xuất bản sang các nước phương Tây
Cần lắm những cách tiếp cận khác?
Theo nhiều ý kiến, để đưa được tiểu thuyết Kim Dung tới độc giả Âu Mỹ, người ta sẽ cần tới những cách tiếp cận khác nữa. Vậy thì chúng sẽ là gì? Phim ảnh, game online hay một hệ truyền bá tư tưởng nào khác? Trên thực tế, ngày nay, chính giới trẻ Trung Quốc cũng đã ít biết về Kim Dung và các tác phẩm của ông thông qua con đường "đọc truyện". Thay vào đó, họ tiếp cận chúng bằng game online nhiều hơn, từ nhân vật, các bộ tuyệt học võ công rồi mới đến toàn bộ tiểu thuyết!
Sự thật là giới trẻ ngày nay biết đến Kim Dung và tiểu thuyết của ông thông qua game online nhiều hơn từ đọc truyện
Hiểu một cách đơn giản, họ sẽ biết Kiều Phong có Giáng Long Thập Bát Chưởng trước cả khi đọc Thiên Long Bát Bộ. Hoặc Dương Quá với Tiểu Long Nữ là một đôi nhưng lại chưa hề hiểu được hành trình của 2 người đến với nhau gian khó như thế nào. Thế nhưng, một khi đã cảm thấy tò mò về các tuyến nhân vật, những game thủ trẻ sẽ lại càng có thêm sự kích thích tìm hiểu và mày mò về các câu chuyện trong tiểu thuyết, phần nào giúp cho "văn hóa Kim Dung" càng được kéo dài lâu hơn.
Bằng việc tái hiện các vị đại hiệp cùng nhiều tuyệt học võ công lên game, họ kích thích người chơi tìm hiểu về nhân vật nhiều hơn
Tạo hình Trình Linh Tố trong game Giang Hồ Hoàng Kim từng đạt "Top 1 game thẻ tướng Kim Dung" tại thị trường Trung Quốc
Hoặc giả đối với những bộ phim Hollywood được "cải biên", ít nhiều chúng cũng khiến khán giả Âu Mỹ cảm thấy phấn khích trước những pha tỉ thí võ công vừa đẹp mắt lại vừa tràn đầy uy lực. Có lẽ nào đây mới là phương pháp phù hợp hơn trong thời đại này để tiếp tục giúp tiểu thuyết Kim Dung được lan tỏa rộng rãi hơn?
Nguồn: Tổng hợp
Nếu bạn đọc chưa biết thì Giang Hồ Hoàng Kim là tựa game mobile hiếm hoi trên thị trường tái hiện trọn vẹn nhất Thập Tứ Thiên Thư của cố nhà văn Kim Dung. Người chơi có thể dễ dàng gặp lại các nhân vật nổi tiếng nhất như: Đông Phương Bất Bại, Độc Cô Cầu Bại, Trương Tam Phong, Quách Tĩnh, Kiều Phong… Không chỉ vậy, toàn bộ các môn võ học gắn liền với tên tuổi của họ cũng được khắc họa một cách đầy sống động dưới các nét vẽ tỉ mỉ, chau chuốt, lúc đầy uy lực, lúc lại uyển chuyển, thanh thoát. Đây là một món quà không thể quý giá hơn dành cho những độc giả đã từng chìm đắm trong giang hồ võ lâm đầy tranh đoạt tình thù mà nhà văn Kim Dung đã nhào nặn.
Tìm hiểu về Giang Hồ Hoàng Kim tại: https://www.facebook.com/GiangHoHiepKhachLenh/