Vì sao ESPN cuối cùng cũng phải công nhận thể thao eSports?

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 20/01/2016 0:00 AM

Esports đang ngày càng trở thành một mối quan tâm lớn với các doanh nghiệp vốn chuyên đầu tư vào thể thao “truyền thống”.

Esports đang ngày càng trở thành một mối quan tâm lớn với các doanh nghiệp vốn chuyên đầu tư vào thể thao “truyền thống”. Và giờ đây, danh sách các “ông lớn” muốn có phần của “miếng mồi” béo bở này đã bao gồm cả kênh thể thao “đầu tàu” của Disney – ESPN.

ESPN mới đây đã thành lập tổ tin esports, bao gồm nhà báo kỳ cựu của TheScore Esports - Rod “Slasher” Breslau, và Tyler “Fionn” Erzberger của LOLEsports. Người đứng đầu bộ phận này quản lý biên tập của Azubu (một kênh phát sóng esports, đối thủ của Twitch) – Darin Kwilinski. Và ngay lập tức, họ đã tham gia tường thuật sự kiện nóng nhất của tựa game esports cho tới thời điểm này được theo dõi (và chơi) nhiều nhất trên thế giới - League of Legends Championship Series, diễn ra vào cuối tuần trước.

Esports là một thuật ngữ được dùng phổ biến để chỉ hoạt động thi đấu game chuyên nghiệp. Nói đơn giản, đó là việc tham gia vào các giải đấu để kiếm tiền thưởng. Vài năm qua, esports đã có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ, trở nên vô cùng phổ biến với giới trẻ, và đã là một thị trường lớn, đầy tiềm năng trong ngành. ESPN nhận thấy được sức hút của esports, và khẳng định rằng, họ muốn lấy được sự quan tâm đó của công chúng.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lên sóng ngày hôm nay – với những biên tập viên đầy cảm hứng như Darin Kwilinski, Rod Breslau, và Tyler Erzberger – là nỗ nực mới nhất của chúng tôi để tiếp cận và kết nối với cộng đồng khán giả đầy nhiệt huyết và ngày càng đông đảo của esports,” ông Chad Millman, tổng biên tập ESPN.com và ESPN The Magazine cho biết. “Người hâm mộ sẽ được cung cấp những thông tin đầy chất lượng như chúng tôi đã đem đến trên ESPN.com, bao gồm những phân tích chuyên sâu về thế giới game chuyên nghiệp và tường thuật trực tiếp những giải đấu tầm cỡ.”

Thông báo này được tung ra chỉ vài tuần sau khi nhà phát hành của Call of Duty – Activision công bố về vụ sát nhập Major League Gaming. Đây là một hiệp hội esports đã tổ chức nhiều sự kiện cho rất nhiều game khác nhau. Với thương vụ trị giá 46 triệu USD này, giám đốc điều hành của Activision – Bobby Kotick đã nói rằng, ông hy vọng sẽ biến công ty của mình thành “ESPN của esports.”

Và giờ đây, động thái của ESPN dường như đã đưa ra thông điệp rằng Activision “cứ từ từ đã.”

Việc ESPN tấn công vào esports là vô cùng hợp lý nếu như nhìn vào quy mô và thành phần khách hàng của thị trường này. LCS (League Championship Series) có lượng người xem cùng lúc trung bình là 4,2 triệu trong sự kiện cuối cùng. Con số đó có thời điểm đã đạt đỉnh 14 triệu người xem. Đây là một con số đáng nể kể cả khi so với những trận playoff của các giải đấu thể thao truyền thống như NCAA, MLB hay thậm chí cả NBA.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo như nghiên cứu từ Newzoo, lượng khán giả của esports hiện đang ngang ngửa với NHL, và sẽ sớm đạt tới đẳng cấp của NFL vào năm 2017,” giám đốc marketing công nghệ của VB – Stewart Rogers cho biết. “Nhưng đó chưa phải là toàn bộ câu chuyện; trung bình mỗi năm khán giả esports bỏ ra số tiền ít hơn gấp 10 lần so với người xem Bóng bầu dục Mỹ, nhưng với việc ESPN bắt đầu coi trọng esports, điều này chắc chắn sẽ dần dần thay đổi.”

Nhưng số lượng không phải là tất cả - tuổi tác và hành vi của khán giả cũng đóng một vai trò quan trọng. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi khán giả của esports đa phần là các nam thanh niên trẻ tuổi. Gần một nửa là nam giới độ tuổi từ 21 đến 35, đa số phần còn lại còn trẻ hơn, và đây là thông tin chìa khóa cho các nhà marketing.

Những fan hâm mộ này xem các video esports cả trực tiếp và thu lại liên tục hàng giờ đồng hồ. Tại sự kiện LCS gần nhất vào cuối năm 2015, thời lượng theo dõi của khán giả lên tới 360 triệu tiếng, tương đương với vài giờ mỗi ngày. Trong năm 2014, Twitch, một trong những kênh phát sóng video trực tuyến lớn nhất, đã đưa ra thống kê cho thấy trung bình thời lượng theo dõi là 1 tiếng 45 phút/người/ngày.

Thu hút được cộng đồng người xem là nam giới trẻ tuổi đông như vậy là điều vô cùng khó khăn, và có thể nói là khiến các công ty truyền thông “thèm nhỏ rãi.” Các môn thể thao truyền thống đang dần mất đi sự thu hút của chúng, và không có vẻ như điều đó sẽ được xoay chuyển. Ngày càng có ít người thuộc lứa tuổi trung học phổ thông tham gia các hoạt động thể thao. Kể từ năm 2008 và tiếp diễn tới năm 2012 tại Mỹ, số lượng người chơi bóng bầu dục giảm 5,4%, từ 3,26 triệu xuống còn 3,08 triệu. Và họ cũng không chuyển sang bóng đá, bóng chày, hay bóng rổ - những môn thể thao này cũng giảm lần lượt 7,1%, 7,2%, và 8,3% lượng người chơi. Chỉ có bóng vợt là tăng lên, nhưng như vậy là chưa đủ để bù đắp lại cho nền thể thao “chính thống”.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thay vào đó, giới trẻ đang dần chuyển sang esports. Đó là lý do vì sao nhiều người tin vào sự thống trị của game chuyển nghiệp trong tương lai đến như vậy. Thế hệ tiếp theo của chúng ta đang ngày càng ưa chuộng môn thể thao điện tử này.

Tất nhiên, cũng có những người tại ESPN phản đối xu thế này, như Colin Cowherd, hay thậm chí cả chủ tịch John Skipper cũng từng “đá xoáy” ý tưởng game trở thành một môn thể thao chuyên nghiệp.

Đó không phải là một môn thể thao – đó là một cuộc thi,” đó là một phát biểu của Skipper trong năm 2014. “Đấu cờ là một cuộc thi. Cờ đam là một cuộc thi. Còn tôi chỉ hứng thú với những môn thể thao thực sự.”

Nhưng kể từ đó, ngày càng có nhiều vận động viên và nhân vật tầm cơ trong giới thể thao đi theo chiều hướng ủng hộ esports. Cựu vận động viên NBA Rick Fox cho biết anh luôn coi thi đấu game là một môn thể thao chuyên nghiệp, thậm chí đã chi 1 triệu USD để sở hữu một đội tuyển League of Lengeds có tên Echo Fox. Mark Cuban, chủ tịch của Dallas Mavericks đầu tư vào trang esports viễn tưởng Unikrn, và ông còn gọi thẳng Cowherd là một “tên ngốc” vì những phát biểu liên quan tới esports.

Giờ đây, thời của esports đã đến. Và trong khi những người như Cuban và Cowherd còn đang tranh cãi, chắc chắn thế hệ người hâm mộ tiếp theo đã chấp nhận esports như một môn thể thao thực sự. Điều đó gần như khiến ESPN (và Activision) trở thành những kẻ chậm chân. Song chậm còn hơn là bỏ qua một “miếng mồi” quá béo bở như vậy.

Theo VentureBeat

 

Esports mobile - "Phép thuật" mới của ngành game Trung Quốc